Thị trường mua bán nợ xấu đang trở nên sôi động

Việc ra đời của các tổ chức và doanh nghiệp xử lý nợ và quản lý tài sản đã và đang là “cứu cánh” cho nhiều ngân hàng thương mại và doanh nghiệp trì trệ với nợ xấu kéo dài.

Thực trạng nợ xấu

Tình trạng nợ xấu đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho các doanh nghiệp mắc nợ, tổ chức tín dụng mà còn mang lại không khí u ám chung cho cả nền kinh tế. Nợ xấu kéo dài do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng; các doanh nghiệm kinh doanh thua lỗ không còn khả năng trả nợ, trong khi đó một phần không nhỏ xuất phát từ việc thẩm định vốn vay, quản lý nợ chưa tốt của các tổ chức tín dụng và hệ thống ngân hàng.

Trong giai đoạn 2007-2013, theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu tăng từ 1,55% lên 3,63% (với thang đo và tiêu chuẩn quốc tế của Moody’s thì nợ xấu của Việt Nam được “báo động” không dưới 15%) đã làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP từ 8,48% xuống còn 5,42%.

Thị trường mua bán nợ xấu đang trở nên sôi động

Kết quả biểu đồ được giải thích bởi nợ xấu tăng trưởng gây áp lực thanh khoản lớn lên các ngân hàng thương mại dẫn đến hạn chế cấp tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp tiêu dùng cũng như sản xuất cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng vì áp lực thanh khoản, ngân hàng gia tăng lãi suất cho vay làm nhiều doanh nghiệp đình đốn vì không còn khả năng vay vốn tiếp tục duy trì hoạt động do nợ xấu tăng cao. Chính những nguyên nhân trên dẫn đến giảm mạnh tăng trưởng GDP trong cuối năm 2013.

Nghiệp vụ xử lý nợ xấu trở thành “xu hướng” 2014-2015

Năm 2014, giải quyết nợ xấu vẫn là mục tiêu quan trọng và cấp bách của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Các tổ chức thu mua nợ với nghiệp vụ xử lý nợ chuyên nghiệp ra đời để giúp các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp tư nhân càng trở thành tiêu điểm “hot” được quan tâm trên thị trường tài chính.

Được thành lập từ 2003 trưc thuộc quản lý của Bộ Tài Chính, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) được biết đến với nhiệm vụ chính là mua để xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng của DNNN để tái cơ cấu và nâng cao hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp.

Tính đến đầu năm 2014, DATC đã mua và xử lý được gần 10,000 tỷ đồng nợ xấu. Nổi bật hơn trong đầu năm 2014, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua được 3.929 tỉ đồng nợ gốc từ các tổ chức tín dụng tính trong Quý I, 2014 bằng phát hành trái phiếu đặc biệt. Cũng nằm trong nhóm các công ty mới với nghiệp vụ này, Công ty xử lý nợ Thăng Long được thành lập với mục đích giúp các nhà đầu tư mắc nợ giải thoát những khó khăn về tài chính bằng hỗ trợ pháp lý, tránh được các đối đầu khi rơi vào hoàn cảnh mắc nợ chưa được giải quyết, xử lý các tài sản hiện có.

Công ty xử lý nợ Thăng Long với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, các mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền các cấp có khả năng xử lý sâu rộng và hoạt động theo quy định tại khoản 2,3 điều 6 nghị định 104/2007/NĐ-Cp ngày 14/06/2007 của Thử tướng Chính Phủ: Đại diện khách nợ (chủ đầu tư mắc nợ) để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ; Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ, biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.

Về quy trình, Công ty xử lý nợ Thăng Long nhận ủy quyền, đại diện cho các nhà đầu tư mắc nợ; tư vấn và định ra các biện pháp xử lý nợ với chủ nợ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức tín dụng để thống nhất số tiền nợ, giảm trừ số tiền nợ và xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể về biện pháp xử lý nợ, Công ty xử lý nợ Thăng Long làm việc sát sao để khách nợ không mất thời gian hoặc bị các tổ chức tín dụng đòi nợ thông qua việc đối chiếu thương lượng mức trả gốc và lãi cho khách nợ, dùng tài sản hiện có để thanh toán nợ cho chủ nợ và phát mại tài sản thế chấp bằng các hình thức thỏa thuận bán tài sản hoặc đấu giá tài sản theo luật.

Thị trường mua bán nợ xấu đang trở nên sôi động

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn như một doanh nghiệp bình thường trên thị trường, các công ty mua bán nợ vẫn đang cố gắng từng bước để giúp các hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp mắc nợ giải quyết nợ xấu trở nên “bớt xấu”.

Tuy nhiên, bài toán giải quyết nợ xấu không thể chỉ trông chờ vào hơn 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) tại Việt Nam, DATC, VAMC hay doanh nghiệp bảo vệ nhà đầu tư mắc nợ như Công ty xử lý nợ Thăng Long, các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng cần có kế hoạch tái cơ cấu rõ ràng và chính sách quản lý nguồn vốn giúp tăng trưởng bền vững.

Về Công ty xử lý nợ Thăng Long:

Trụ sở chính: Tầng 2, Phòng 2.7A2 Tòa nhà Etown, 364 Cộng Hòa, P.13 Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT: 08 38102908 hotline: 0906845086

Chi nhánh, VPĐD Hà Nội: 12A Việt Tower, 1-2 Thái Hòa, Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh, VPĐD tại Đà Nẵng : Tầng 3, tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Website: http://xulynothanglong.com