Rủi ro khi mua hàng thực phẩm “xách tay” là rất lớn

Gần 200 nhà bán lẻ ngành hàng mẹ và bé đã cùng có mặt tại TP.HCM để tham gia chương trình “Kết nối thành công” do Công ty TNHH Phân phối SnB (SnB Distribution) tổ chức.

Đây là sự kiện đánh dấu cho quyết tâm “Nam tiến” của sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (sữa bột công thức Glico ICREO) đến từ Nhật Bản. Đích thân ông Yoshitaka Sato, Giám đốc công ty Glico Icreo (Nhật Bản) cũng có mặt tại sự kiện và dành những chia sẻ rất ấn tượng về mặt thị trường.

Hàng hóa xuất xứ Nhật Bản đang được người tiêu dùng Việt Nam ưu ái, theo ông, vì đâu có sự yêu mến này?

Đã từ lâu, các sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản luôn được người tiêu dùng ưu tiên. Chất lượng tốt và độ an toàn cao chính là hai yếu tố giúp hàng Nhật luôn có chỗ đứng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thực tế, tiêu chuẩn của người Nhật trong sản xuất thực phẩm rất cao. Với các sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa, các chỉ tiêu còn nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Tôi nghĩ, với người dùng ở bất cứ thị trường nào, chất lượng và độ an toàn đều là yếu tố chính để người dùng quyết định có mua hàng hay không. Hiện, người dùng Trung Quốc, Philippine, Thái Lan, Đài Loan… rất ưa chuộng các sản phẩm dành cho mẹ và bé của Nhật Bản.

Với người dùng Việt Nam, hàng Nhật, nhất là thực phẩm, có nhiều lợi thế do khẩu vị, con người, thổ nhưỡng… khá tương đồng. Ghi nhận từ thị trường cho thấy những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm, mẹ và bé từ Nhật sang Việt Nam ngày càng tăng. Việc kinh doanh hàng Nhật Bản tại Việt Nam nhờ vậy thuận lợi hơn trong những năm gần đây.

Ông Yoshitaka Sato, Giám đốc công ty Glico Icreo (Nhật Bản)
Ông Yoshitaka Sato, Giám đốc công ty Glico Icreo (Nhật Bản)

Người Nhật đón nhận thế nào về hàng nội địa, thưa ông?

Người Nhật thích dùng hàng nội địa hơn là hàng nhập khẩu. Nhờ người dùng trong nước, Doanh nghiệp Nhật Bản phát triển thuận lợi hơn. Ví dụ như Glico Icreo là một tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn ở Nhật, với nhiều mặt hàng khác nhau. Chúng tôi là một trong 6 đơn vị có quyền sản xuất và kinh doanh sữa ở Nhật Bản. Doanh thu của ngành sữa của chúng tôi, với thương hiệu Glico Icreo có mức tăng trưởng rất lớn. Năm 2015, doanh thu sữa Glico chỉ là 3 tỷ Yen nhưng đến năm 2017, con số này đã là 8 tỷ Yen.

Quy trình sản xuất sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (sữa bột công thức Glico ICREO) được sản xuất trên một quy trình cực kỳ chặt chẽ. Mọi giai đoạn đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Từ khâu nguyên liệu đầu vào như dầu tía tô, dầu dừa, dầu cọ… đến quy trình sản xuất khép kín, quy trình tự động hóa đến đến quy trình đóng gói và đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng công nghệ nén khí độc quyền, không chất bảo quản. Nhờ vậy, chúng tôi mới có thể chinh phục khách hàng.

Thành công ở bản địa giúp ông tự tin đưa Glico bước ra thị trường thế giới?

Ban đầu, chúng tôi không có chủ đích xuất khẩu. Tuy nhiên, sự đón nhận của người dùng Việt Nam khiến chúng tôi phải nghĩ lại. Nhiều người dùng sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua các sản phẩm “xách tay” từ Nhật Bản chứng tỏ họ rất tin tưởng hàng nội địa Nhật. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn hơn trong đầu tư thêm nhà máy để tăng sản lượng. Hiện sản phẩm Glico ICREO được sản xuất tại nhà máy được đánh giá là hiện đại bậc nhất không chỉ tại Nhật mà trên toàn thế giới. Nhà máy chúng tôi được đặt tại miền Nam của Nhật Bản, nơi không hề phải hứng chịu tác động của thiên tai, phóng xa hay hạt nhân đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn dinh dưỡng vô cùng khắt khe của Nhật Bản.

Chúng tôi xem thị trường Việt Nam là bước đi rất quan trọng trong việc đưa Glico Icreo ra thế giới. Nếu thành công ở thị trường này, điểm đến tiếp theo của chúng tôi sẽ là Thái Lan, Campuchia, Myanmar…

Ông Yoshitaka Sato, Giám đốc công ty Glico Icreo Nhật Bản và đại diện Ban giám đốc công ty SnB Distribution – NPP chính thức Glico Icreo tại thị trường Việt Nam
Ông Yoshitaka Sato, Giám đốc công ty Glico Icreo Nhật Bản và đại diện Ban giám đốc công ty SnB Distribution – NPP chính thức Glico Icreo tại thị trường Việt Nam

Nhắc đến hàng “xách tay” từ Nhật đang rất quen thuộc với các mẹ bỉm sữa, nhất là trong kinh doanh online, tự phát, ông đánh giá sao về điều này?

Như đã nói, người tiêu dùng thích hàng nội địa Nhật vì chất lượng của nó rất khắt khe, đôi khi còn cao hơn cả tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc mua hàng “xách tay” cũng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Với mặt hàng thực phẩm chẳng hạn, ngoài chất lượng sản phẩm, chúng cần có điều kiện bảo quản, vận chuyển… để giữ nguyên chất lượng khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đường đi của hàng “xách tay” không chính ngạch nên thường là nhồi nhét vào các container chứa hàng hóa khác. Do vậy, sản phẩm đến tay người tiêu dùng khó đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tôi nghĩ, người dùng cần có những lựa chọn khác an toàn hơn.

Xin cảm ơn ông về những trao đổi này!

P. Anh