Những bước tiến mới trong ngành chế tạo dây chuyền sản xuất gạch bê tông

Theo các chuyên gia: Nâng cao năng lực sản xuất của dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu là vấn đề bức thiết trong Hội thảo “Sản xuất tiêu thụ VLXD miền Trung, những vướng mắc, tồn tại và giải pháp”.

Thị trường gạch bê tông (gạch không nung xi măng cốt liệu) vẫn đang rộng mở và đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt sau khi Thông tư số 13/2017/TT – BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2018, thị trường gạch bê tông càng trở nên hấp dẫn.

Các nhà chế tạo trong nước đã thành công trong việc nội địa hóa 100% dây chuyền sản xuất gạch bê tông. Tuy nhiên để đáp ứng được như cầu thị trường, vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các nhà chế tạo là nghiên cứu cải thiện, nâng cao năng lực sản xuất của dây chuyền sản xuất gạch bê tông.

Trên thị trường cung cấp dây chuyền sản xuất gạch bê tông nổi lên một số thương hiệu uy tín như: DmC Group, Thanh Phúc, Đức Thành, … Đặc biệt tại hội thảo, DmC Group đã công bố những cải tiến đột phá giúp cải thiện năng suất dây chuyền sản xuất gạch bê tông (DmCline thế hệ 3).

Bằng việc giải quyết các vấn đề của hệ thống phối trộn, tối ưu hóa thành công các chuyển động của các cơ cấu. DmCline đã thành công trong việc gia tăng công suất cũng như chất lượng sản phẩm gạch. Thành công này đã mở ra hướng đi mới cho thị trường cung cấp dây chuyền sản xuất gạch bê tông.

Ông Đoàn Văn Vẽ - Giám đốc kinh doanh DmC Group.
Ông Đoàn Văn Vẽ - Giám đốc kinh doanh DmC Group.

Ông Đoàn Văn Vẽ - Giám đốc kinh doanh DmC Group cho biết: “Chúng tôi tin tưởng rằng, những cải tiến này đã giải quyết những khó khăn và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Góp phần thúc đẩy thị trường sản xuất gạch bê tông trở nên hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư”.

Ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Sau 7 năm thực hiện quyết định 567/QĐ-TTg và hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển vật liệu xây dựng không nung. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đã tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, chủ động tìm hiểu công nghệ, đầu tư sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm VLXD không nung đạt chất lượng...Có nhiều công trình tại Hà Nội đã sử dụng 80-100% VLXD không nung, đặc biệt là các dự án Nhà ở xã hội.

Ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật Liệu Xây dựng phát biểu tại Hội thảo.
Ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật Liệu Xây dựng phát biểu tại Hội thảo.

Sau 7 năm thực hiện chương trình, tổng công suất thiết kế của 03 loại sản phẩm chính đến năm 2017 đạt khoảng hơn 7 tỷ viên/năm, chiếm khoảng 26,5% so với tổng sản lượng VLXD năm 2017 ước đạt 24,5 tỷ viên.