Hội nhập sẽ nâng tầm cạnh tranh chất lượng, cải thiện ý thức tiêu dùng (!?)

Từ chuyện hàng loạt sản phẩm sữa có tên tuổi “đình đám” bị thu hồi vì nguy cơ nhiễm khuẩn nguyên liệu whey protein đến hàng loạt sản phẩm của công nghệ thực phẩm có “khách không mời mà đến”. Điều này khiến không ít người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng...

Chất lượng sản phẩm: Thực tế và hệ lụy

Vẫn biết, các quy trình quản lý chất lượng đều “mong muốn” đưa rủi ro chất lượng trong quá trình sản xuất về con số không, nhưng đó chỉ là “lý thuyết”. Bởi, trên thực tế, dù là các doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ sản xuất hoàn toàn bằng máy móc, thậm chí là tự động hóa hoàn toàn với những công nghệ cực cao và tinh vi như sử dụng các chip điện tử để kiểm tra chất lượng; Rồi phần mềm quản lý toàn bộ qui trình sản xuất…  nhưng cuối cùng đâu đó vẫn xuất hiện một vài phần trăm (hay thậm chí một phần chục ngàn) sản phẩm bị lỗi chất lượng.

Có thể nói “chân lý” này vẫn còn nguyên tác dụng với rất nhiều ngành sản xuất, như sản xuất điện thoại thông minh, xe ô tô,  hay trong trong công nghệ thực phẩm, thậm chí dược phẩm… Cho nên, sẽ không thể có vùng “an toàn tuyệt đối” nào cho mọi sản phẩm. Vấn đề là ở chỗ, tỷ lệ tần xuất sản phẩm bị lỗi và mức độ ảnh hưởng của nó, văn hóa quản trị, trách nhiệm  cũng như ứng xử của doanh nghiệp như thế nào trước sự cố lỗi sản phẩm? 

Trong qui trình sản xuất, nếu sản phẩm bị lỗi chất lượng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng thì chắc chắn quy trình quản lý chất lượng có vấn đề. Khi đó, người tiêu dùng có quyền lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình, không sử dụng sản phẩm, tẩy chay hay thậm chí kiện ra tòa nếu có bằng chứng gây ảnh hưởng sức khỏe.

Tuy nhiên, cũng có không ít  người tiêu dùng đã “bình tĩnh” và khách quan hơn khi gặp sự cố,  nên đã có được cái nhìn đúng mức về các ngành sản xuất, cũng như sản phẩm bị lỗi để từ đó có cách thức hợp tác với nhà sản xuất, buộc nhà sản xuất phải thu hồi sản phẩm, bồi thường đúng mức cho những hệ lụy của người tiêu dùng  khi gặp phải sự cố trong một thái độ phù hợp, từ đó giúp doanh nghiệp có cơ hội khắc phục…

Nếu nhìn vấn đề rộng hơn, ở một số nước phát triển, trong những sự cố tương tự thì chuyện công khai, nhà sản xuất và cơ quan chức năng phải có trách nhiệm công bố và thực thi các biện pháp khắc phục sự cố. Trong khi ở Việt Nam thì các doanh nghiệp phần lớn né tránh và dấu diếm, dẫn đến hệ lụy là những câu chuyện đau lòng cho người tiêu dùng, còn doanh nghiệp cũng phải "lao đao" trước búa rìu dư luận (!)

Trở lại với câu chuyện chất lượng, đó là chưa kể có thể thấy trong cùng quy trình sản xuất một sản phẩm, nhưng nguyên liệu sử dụng khác nhau, chất lượng từng dòng máy móc, công nghệ sản xuất khác nhau, con người vận hành các các thiết bị đó khác nhau… Thì đương nhiên, sẽ phải cho “ra đời” những sản phẩm chất lượng không thể “như nhau”. Cho nên, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm để có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao nhất trong khả năng của họ.

Ông
Henry Trịnh đại diện tổ chức tiêu chuẩn Singapore tại Việt Nam
Ông Henry Trịnh đại diện tổ chức tiêu chuẩn Singapore tại Việt Nam

Nâng cao quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong tiến trình hội nhập

Trong xu thế toàn cầu, các công ty thuộc mọi quốc gia trên thế giới ngoài việc chịu áp lực từ cạnh tranh khốc liệt ra thì còn chịu áp lực về người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa, dịch vụ vì vậy các công ty luôn đưa yếu tố chất lượng sản phẩm – dịch vụ là hàng đầu.

Hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm cuối cùng là hai vấn đề khác nhau mà từ lâu nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng còn khá “mù mờ”. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp khi được cấp giấy chứng nhận ISO  khai thác ở khía cạnh đánh vào tâm lý của người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ “đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO”. 

Thực tế chứng nhận ISO không cấp cho sản phẩm dịch vụ nào cụ thể mà là cấp cho doanh nghiệp (bộ phận doanh nghiệp) có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của bộ chuẩn quốc tế ISO 9001.

Cùng là cấp chứng nhận ISO nhưng theo công nghệ Mỹ, Nhật, Âu Châu sẽ khác với dây chuyền công nghệ của Trung Quốc hoặc Việt Nam. Hoặc còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến chất lượng khác nhau. Còn Quản lý chất lượng sản phẩm cuối cùng lại là vấn đề khác, là cấp chất lượng là chủng loại một cơ quan hay thứ hạng của sản phẩm mà được tổ chức có uy tín, qua kiểm định, giám định và giám sát thực tế công bố.

Trao đổi vấn đề này, ông Henry Trịnh đại diện tổ chức tiêu chuẩn Singapore tại Việt Nam (Singapore Standard, tổ chức giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, dịch vụ), cho biết chỉ có những tổ chức hiểu rõ hơn về quản lý chất lượng công bố kết luận mới có thể thuyết phục người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Theo ông Henry Trịnh, chất lượng sản phẩm – dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố: Con người, kỹ thuật, nguyên liệu, máy móc… nên mới phải quản lý chất lượng. Đây chính là công nghệ quản lý để làm sao giảm thiểu tối đa rủi ro về chất lượng (lỗi sản phẩm).

Câu chuyện ở đây đối với thị trường chính là, người tiêu dùng lại thực sự cần thiết có một tổ chức giám sát để đảm bảo sản phẩm ra thị trường ít bị lỗi nhất, tần suất lỗi trên sản phẩm giảm đáng kể, sẽ dễ thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng các sản phẩm của họ. Qua đó đã chứng thực chất lượng trên các sản phẩm, dịch vụ đang lưu hành trên thị trường mà họ đang hoặc sẽ sử dụng, chứ không phải các quy trình quản lý của nhà máy tự công bố, để có được sự yên tâm và quyền lợi được đảm bảo.

“Good Product” “Good Service” “Safe Food” sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, thực phẩm an toàn được giám định bởi tổ chức tiêu chuẩn Singapore “Singapore Standard” chính là chứng nhận giá trị hàng hóa sau cùng mà người tiêu dùng nhận được, là trademark (dấu chất lượng) mà người tiêu dùng cần thấy trên sản phẩm - dịch vụ mà họ muốn sử dụng để được đảm bảo rằng chất lượng mà họ sẽ nhận đã được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập uy tín.

Nguyên Vũ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm