Doanh nghiệp đầu tư vào mắc ca: Rủi ro hay cơ hội?

Theo nhận định của ông Jolyon Burnett, Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Úc, dù diện tích mắc ca toàn thế giới tăng gấp 4 lần thì giá trị vẫn không thay đổi. Từ đó thấy rằng nhu cầu của sản phẩm mắc ca là rất lớn.

Doanh nghiệp đầu tư vào mắc ca giai đoạn này sẽ là cơ hội hay đối mặt với rủi ro? Có quá nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề trồng và phát triển mắc ca bền vững tại Việt Nam bởi thị trường trong nước hiện nay còn khá lộn xộn.

Thị trường mắc ca còn nhiều thách thức

Thị trường mắc ca còn nhiều thách thức

Cây mắc ca được trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 1994 và các khảo nghiệm giống cây đã được triển khai tại 16 tỉnh thành, tổng diện tích mắc ca cả nước đến nay khoảng 2.440 ha. Mắc ca có thể trồng ở nhiều nơi nhưng hai vùng khí hậu phù hợp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên.

Hiện nay, giống mắc ca kém chất lượng trên thị trường rất nhiều. Những giống trôi nổi này phải mất từ 5-7 năm mới cho hoa và quả bói. Trong khi giống có chất lượng tốt chỉ sau 3 năm là cho hoa và quả. Trong số hơn 2000 ha mắc ca hiện có, nhiều chuyên gia nhận định có đến quá nửa diện tích trồng bằng cây thực sinh. Như vậy nếu không nhanh chóng kiểm soát vấn đề này, chỉ vài năm nữa, khi diện tích trồng mắc ca tăng lên con số 10.000ha như Bộ NN&PTNT định hướng cũng đồng nghĩa với việc cây giống kém chất lượng lan rộng.

Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trồng cây và xây dựng nhà máy chế biến đã được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra tranh luận song chưa được đầu tư một cách bài bản. Các tài liệu hướng dẫn trồng, chăm sóc và chế biến mắc ca vẫn còn rất thiếu, nông dân cơ bản làm theo kinh nghiệm và mang tính tự phát, phong trào. Các nghị định, thông tư của chính phủ hỗ trợ cho nông dân và khích lệ những nhà đầu tư, ngân hàng và những công ty có năng lực tài chính tham gia phát triển ngành công nghiệp mắc ca cũng chỉ đang ở bước khởi đầu.

Như vậy, để cây ”tỷ đô” mang lại tiền tỷ cho nông dân, dù Việt Nam có nhiều lợi thế song còn rất nhiều thách thức...

Cơ hội cho các doanh nghiệp tiên phong

Ông Nguyễn Trí Ngọc – Nguyên Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết ba trụ cột trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm: Chọn sản phẩm chiến lược có hiệu quả cao, có doanh thu và tỉ suất lợi nhuận cao trên một đơn vị diện tích; Tích tụ đất đai ở quy mô hợp lý theo hướng chủ thể sản xuất nông nghiệp hàng hóa là các hộ sản xuất hàng hóa lớn; Ứng dụng khoa học công nghệ cao và mới nhất của thành tựu khoa học công nghệ trong nước và thế giới, đảm bảo hàng nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế.

Thị trường tiêu dùng mắc ca rất lớn, hiệu quả trồng cây mắc ca cao, đây là cơ hội tốt cho bà con nông dân và các doanh nghiệp biết chớp thời cơ và biến những thách thức thành lợi thế.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Macadamia Quốc tế (gọi tắt là IDMA) đã nghiên cứu về loại cây này trong nhiều nay và đến nay, IDMA trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển bền vững cây mắc ca tại Việt Nam.

Mục tiêu IDMA là tạo ra những sản phẩm mắc ca chất lượng cao và xây dựng thương hiệu mắc ca có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được điều này, IDMA xác định, tập trung vào các khâu quan trọng như: giống, trồng, thu hoạch, sơ chế, tinh chế, thị trường, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất cho người trồng.

IDMA đã hợp tác với Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây để tạo ra những bộ giống cây mắc ca phù hợp với chất đất, khí hậu thổ nhưỡng cho từng vùng như: Điện Biên, Sơn La và Tây Nguyên. Các giống mắc ca được đưa vào trồng đều đạt tỷ lệ sống trên 95% và 100% sai quả.

Bên cạnh thương hiệu đã quen thuộc trên thị trường như Delix, IDMA đã đầu tư vào các doanh nghiệp tại Điện Biên, Sơn La và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang xây dựng thêm các mô hình trồng mẫu ở các vùng nguyên liệu, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng mắc ca hiệu quả cho nông dân thông qua các chương trình hội thảo, đào tạo đầu bờ nhằm lan rộng thêm các vùng trồng mắc ca có chất lượng. Trong thời gian tới, IDMA đang và sẽ triển khai các chương trình hợp tác mang tính bền vững với các tổ chức, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực trồng và chế biến mắc ca trên thế giới như: ký kết hợp tác với các công ty tại Úc nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến sản phẩm mắc ca về Việt Nam, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tại Úc, đầu tư sản xuất các sản phẩm mắc ca chế biến tại Châu Âu.v.v.

Phát triển mắc ca tại Việt Nam đang là cơ hội lớn, song cũng ẩn chứa đầy thách thức. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này cần có bước đi bài bản, chắc chắn để biến những thách thức thành cơ hội đầu tư hiệu quả.

Phương Nhi