Chuyện bia tây trên đất Việt

Ngay khi được mở tầm nhìn ra thế giới, không ít người Việt đã nhanh chóng nghĩ tới việc "du nhập" cả nền văn minh thế giới về nước trong đó có ẩm thực...

Thưởng thức những cốc bia tươi sóng sánh thơm lừng (được nấu tại chỗ) cùng những món ăn hấp dẫn, trong khung cảnh thật đầm ấm của những nhà hàng sang trọng bên tây, người Việt mơ “dinh” cả nhà hàng này... về nước. Trước là để chia sẻ “vật ngon, cảnh đẹp” sau cũng là để... đón đầu làm kinh tế!

Thế mới thấy người Việt thật giỏi, đã muốn là... được! Việt Nam giờ đã xuất hiện đủ các hãng bia nổi tiếng thế giới (bia đen của Đức, bia vàng của Tiệp, bia đỏ của Bỉ...). Ông chủ những nhà nấu bia này đều là người Việt.

Khéo trong việc kết hợp với các chuyên gia người nước ngoài, họ đã cho ra những “phiên bản” nhà hàng bia tây sang trọng. Vì thế những nét văn hoá rất riêng của mỗi nước cũng được hội nhập vào Việt Nam một cách hết tự nhiên.

Một góc đời sống của người Đức, người Bỉ, người Tiệp... đã có đất sống ngay giữa lòng các thành phố lớn tại Việt Nam. Điều này được thấy khá rõ ở một số nhà hàng có tiếng.

Ví như khi đến Pragold Beer, 125 Lò Đúc, Hà Nội (phiên bản của quán “Con hổ vàng” tại Praha), nơi được xem là có loại bia Tiệp ngon nhất Hà Nội, bạn sẽ thấy một khung cảnh đặc chất... Tiệp (cũ), từ những bức tranh treo, từ gạch ốp tường hay đến những dây hoa Huplông trang trí...

Pragold Beer đã là nơi giao lưu, gặp gỡ của các nhà ngoại giao, các chính khách, doanh nghiệp... trong nhiều năm, nơi đây còn là điểm hẹn của những người đã từng sống học tập, làm việc và yêu mến đất nước Tiệp thanh bình.

 
Chuyện bia tây trên đất Việt  - 1
 
Ở Pragold Beer còn luôn có một ông tây người to béo, có đôi mắt xanh biếc nụ cười thật thân thiện.... Đó là mistr Kaspar - một chuyên gia hàng đầu về thực phẩm của Séc. Ông mistr Kaspar không chỉ là người thừa kế công nghệ nấu bia tuyệt hảo của người cha, mistr Kaspar còn được cả thế giới biết đến tên tuổi (trong đó có Việt Nam) với công nghệ Thịt hun khói hãng Ông già IKA (gia truyền dòng họ của mẹ hàng trăm năm nay).
 
Chuyện bia tây trên đất Việt  - 2

Dù được xem là đến Việt Nam làm kinh tế, song với mistr Kaspar thì đây chủ yếu vẫn là cơ hội để ông được cống hiến, sẻ chia những thành quả lao động của mình với bạn bè.

Sống gắn bó với những người bạn Việt Nam tại Tiệp, ông cảm mến và muốn được giúp họ. Vì thế khi có cơ hội, ông đã không ngần ngại mang hết tâm huyết của mình, không chỉ dành cho bạn mà còn cho cả quê hương của họ nữa.

Những giọt bia vàng óng sánh như mật ngọt của mistr Kaspar đã làm say lòng bao thượng khách. Mặc dù thành phần của bia chỉ gồm nước, mạch nha, hoa Huplông (chmel) và men bia nhưng để biến nó thành những giọt bia tinh tuý thì là cả một... nghệ thuật.

Thế nên, toàn bộ thiết bị công nghệ sản xuất bia đến nguyên liệu, men bia, hoa Huplông... đều được nhập từ Tiệp, song để có bia Tiệp chính hiệu, còn cần cả sự... phù phép của chuyên gia cao tay mistr Kaspar.

Những sự kiện như quốc khách CH Séc hay ngày Séc ra nhập EU, Đại sứ quán vẫn thường đặt bia tại Pragold Beer. Phó Thủ tướng CH Séc sang thăm Việt Nam, khi đến nhà hàng cũng đã nhận xét: “Ngoài nước Tiệp thì đây là nơi có bia Tiệp ngon nhất”.