Bức tranh thị trường mì qua lăng kính khẩu vị

(Dân trí) - Mỗi vùng miền ở Việt Nam có những đặc điểm riêng về ẩm thực, thậm chí đến sở thích ăn mì gói của người dân mỗi vùng cũng có nhiều khác biệt. Việc am hiểu và đáp ứng tốt những sở thích này đang đem lại thành công cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm.

Bức tranh thị trường

Báo cáo thị trường mới nhất (P4. 2018) của Kantar Worldpanel (KWP) cho biết, trên phạm vi toàn quốc, khu vực bên ngoài các thành phố lớn, nơi chiếm hơn 80% lượng mì gói tiêu thụ, 4 nhãn hiệu dẫn đầu chiếm gần 80% thị phần về sản lượng, trong đó "3 Miền" tiếp tục là nhãn hiệu được chọn mua nhiều nhất với hơn 27% thị phần (theo sau là Hảo Hảo, Kokomi và Gấu Đỏ).

Trong thị trường mì gói, 3 Miền là nhãn hiệu được chọn mua nhiều nhất.
Trong thị trường mì gói, "3 Miền" là nhãn hiệu được chọn mua nhiều nhất.

Đi sâu tìm hiểu theo từng khu vực, vùng miền, báo cáo cho thấy “3 Miền” nắm giữ được vị trí dẫn đầu này liên tục trong một thời gian dài rất ổn định là vì nhãn hiệu này được ưa chuộng gần như khắp cả nước, trong khi các nhãn hiệu khác có thể được ưa thích ở khu vực này, nhưng lại ít được ưa chuộng ở vùng miền khác. Mì “3 Miền” dẫn đầu tuyệt đối ở khu vực miền Trung với mức độ thâm nhập đạt xấp xỉ 80%, chiếm gần 47% về sản lượng, nhiều hơn toàn bộ sản lượng của 3 nhãn hiệu lớn khác cộng lại, mỗi nhãn hiệu có được chỉ khoảng 10% đến dưới 15% thị phần.

Trong 10 hộ gia đình ở miền Trung thì đã có đến 8 hộ đang sử dụng mì “3 Miền” và cứ 2 gói mì bán ra thì đã có 1 gói mì “3 Miền” ở khu vực này. Ở khu vực miền Bắc và miền Nam, tuy không có được sự “thống trị” như ở miền Trung, nhưng mì “3 Miền” cũng luôn có được khoảng 15-20% thị phần, trên một thị trường mở mà người tiêu dùng có hàng trăm nhãn hiệu khác nhau với cả ngàn hương vị để chọn lựa.

Sở thích về ẩm thực của người dân mỗi vùng miền dường như là yếu tố quyết định “miếng bánh” của mỗi doanh nghiệp, mỗi nhãn hiệu trên thị trường tưởng dễ mà khó này. “3 Miền” có lẽ là người đã giải được bài toán khó này một cách tốt nhất.

Lăng kính khẩu vị

Một chuyên gia nổi tiếng về ẩm thực từng phân tích: lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam với các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu khác nhau từ đó quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng, miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà. Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt. Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm…

Chuyên gia ẩm thực này cũng cho rằng vị chua vốn rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt cũng rất phong phú. Canh chua có thể có vị chua do sấu, lá me, quả dọc nướng, quả me, tai chua, khế chua, bỗng rượu, dấm, mẻ… Mỗi loại nguyên liệu tạo chất chua được dùng phối trộn với các món canh khác nhau.

Chị Quỳnh An, một “fan” của mì gói chia sẻ: vẫn vị chua cay, nhưng “3 Miền” có lẽ đã biết cách chắt lọc những tinh túy trong ẩm thực Việt để tạo ra những vị chua cay rất đặc trưng, rất Việt. Mì “3 Miền” có nhiều vị chua cay khác nhau, mang đặc trưng ẩm thực riêng của từng vùng miền nên người dân ở khu vực nào cũng có được những sự lựa chọn riêng phù hợp. Hơn thế nữa, mì chua cay “3 Miền” còn kết hợp hài hòa với mùi hương đặc trưng đến từ khu vườn rau thơm, gia vị Việt theo vùng miền như ngò gai, hành lá, ớt đỏ, chanh tươi… sẽ tạo nên hương vị Việt đặc trưng, tạo nên sự hòa điệu của vị giác, cũng như sự hài hòa trong cung bậc cảm xúc của con người.

Mì “3 Miền” có nhiều vị chua cay khác nhau, mang đặc trưng ẩm thực riêng của từng vùng miền.
Mì “3 Miền” có nhiều vị chua cay khác nhau, mang đặc trưng ẩm thực riêng của từng vùng miền.

Hà Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm