“Báu vật” Sibiri đã về tới Việt Nam
Từ xưa trong Y học phương đông, nhung hươu và các sản phẩm quý từ hươu vốn được coi là vị thuốc quý hiếm, được xếp vào hàng “thượng dược”: sâm, nhung, quế, phụ. Hiện nay, loại nhung hươu Sibiri bậc nhất thế giới đã được đưa về Việt Nam.
Xuất phát từ một du học sinh ở Nga và có dịp lên vùng núi Sibiri, anh Trần Văn Tuấn đã bị choáng ngợp với nguồn tài nguyên “nhung hươu” ở xứ này. Qua tìm hiểu anh Tuấn phát hiện ra vào năm 1969 các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu và tìm ra một chất đặc biệt “Pantocrinum” – là loại thuốc dạng trích xuất chất lỏng đầu tiên được chiết xuất từ nhung hươu vùng Altai – Sibiri này. Pantocrin là loại thuốc bổ, giúp tăng sức dẻo dai cho cơ thể khi làm việc ở các môi trường đặc biệt căng thẳng và áp lực… tinh chất nhung hươuNhung hươu ở đây rất nhiều và quý và anh nảy sinh suy nghĩ cần phải đưa về Việt Nam.
Sau này, trải qua một quá trình tìm hiểu và thiết lập quan hệ, anh Tuấn quyết định góp cổ phần đầu tư vào hai trang trại lớn nhất tại Nga và đưa nguyên liệu nhung hươu Sibiri về Việt Nam chế biến. Cũng từ đó, Công ty Sản xuất Thương mại Altai Sibiri được thành lập và đã cho ra các sản phẩm nổi tiếng Viên nhung hươu, Cao ban long sibiri và Ngọc dược xuân như hiện nay.
Altai được đặt theo tên của một dãy núi tại Sibiri (Liên bang Nga). Dãy núi này được thế giới ưu ái gọi là “Núi vàng” – đây là nơi độc nhất vô nhị có hệ sinh thái sạch với những khu rừng nguyên sinh dày đặc. Khí hậu khắc nghiệt đã bảo vệ vùng đất này khỏi sự xâm chiếm của nền công nghiệp và lưu giữ được thành trì cuối cùng của thiên nhiên hoang dã.
Trên vùng núi này có một loại hươu rất nổi tiếng là hươu Maral. Loài hươu này sống ở xứ lạnh, trên những đồng cỏ rộng lớn, thức ăn chủ yếu là cỏ, cây thảo thảo dược và nấm nên cho nhung rất quý và tốt gấp nhiều lần so với nhung của các loài hươu thông thường.
Nhung là sừng của hươu đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu rụng đi, mua xuân năm sau mới mọc lại sừng mới. Sừng mới rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu, bên trong chứa nhiều mạch máu.
Tại Sibiri, nhung hươu thường được khai thác vào thời điểm tháng cuối tháng 5 và đến hết tháng 6, muộn hơn so với nhung hươu Việt Nam. Do hươu ở vùng này có thể trạng, kích thước lớn hơn nhiều so với hươu Việt Nam và sống trong điều kiện khắc nghiệt nên nhung hươu Sibiri ở “độ chín” để khai thác cũng lớn hơn và chất lượng cũng tốt hơn so với những loại nhung hươu khác. Sau khi lấy, nhung hươu sẽ được sấy khô ở nhiệt độ thấp, những chiếc sừng có giá trị cao này sẽ được đem bán chúng ra thị trường vào tháng 8 và tháng 9. Đa phần mặt hàng này được xuất khẩu sang Hông Kong, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, nơi tiêu thụ rất nhiều các sản phẩm liên quan đến nhung hươu, nhân sâm, tam thất...
Từ xưa trong Y học phương đông, nhung hươu và các sản phẩm quý từ hươu vốn được coi là vị thuốc quý hiếm dùng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Người ta xếp nhung hươu vào hàng “thượng dược”: sâm, nhung, quế, phụ. Trước đây chỉ có các bậc đế vương quyền quý mới được sử dụng các sản phẩm từ nhung hươu. Nhung hươu không chỉ chữa trị nhiều bệnh như đau lưng, đau khớp, chống loãng xương, rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, mà còn dùng để nâng cao sức khỏe, giúp bổ thận tráng dương.
Tuy nhiên, khi đời sống của người dân được nâng lên như hiện nay, hầu như ai cũng có thể mua được nhung hươu về sử dụng. Vấn đề là các sản phẩm nhung bán trên thị trường hiện nay khá phức tạp như hàng giả, hàng nhái, hàng đã bị chiết xuất tinh chất nên không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Thêm vào đó, người dùng cũng chưa thật sự hiểu rõ về công dụng, đặc tính của nhung hươu cũng như có được cách sử dụng khoa học.
“Nhung hươu rất tốt nhưng cũng có một vài trường hợp không nên dùng hoặc dùng theo chỉ định của Bác sĩ, tuy nhiên trên thị trường để đạt được lợi nhuận và bán được hàng không ít những người giao bán với những lời có cánh là nhung hươu trị ung thư, nhưng tôi chưa thấy đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến việc nhung hươu trị được ung thư cả! Bản thân nhung hươu chứa rất nhiều chất để phát triển tế bào nên nếu người bị ung thư còn sử dụng nhung hươu nữa thì bệnh lại phát triển mạnh thêm. Tuy nhiên, sau quá trình xạ trị và đã loại bỏ được tế bào ung thư khỏi cơ thể thì người ta có thể dùng nhung hươu để hồi phục sức khỏe nhanh trở lại. Còn trong giai đoạn đang bệnh tuyệt đối không nên dùng!” – anh Tuấn khuyến nghị.
Theo anh Tuấn, nhung hươu rất quý nhưng khi sử dụng nhung hươu phải biết cách dùng và dùng một cách điều độ, theo liều lượng nhất định chứ tuyệt đối không nên lạm dụng, dùng quá nhiều, bừa bãi.
Cũng có những người sợ béo khi dùng nhung hươu. Anh Tuấn cho rằng, đúng là nếu lạm dụng quá bất cứ một loại thuốc gì, dù quý đến mấy cũng là không tốt. Một người Hàn Quốc với cơ địa và điều kiện thời tiết của họ, dùng 75g/năm nhưng người Việt Nam chỉ cần dùng với liều lượng bằng 1/2 như vậy. Nếu dùng theo đúng lộ trình, liều lượng thì sẽ rất khỏe, bổ máu, bồi bổ canxi, tăng mô sụn, tốt cho thận và không gây béo. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, chỉ 1/1.000 người dùng nhung hươu mới bị dị ứng với nhung hươu.
Ngày nay với nhiều công nghệ hiện đại nhung hươu đã được bào chế ra thành nhiều loại, với đặc tính sử dụng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào đắt nhất cũng phù hợp nhất với tất cả thể trạng của người dùng. Do vậy, anh Tuấn khuyến nghị, khi mua nhung hươu, nhất thiết người tiêu dùng cần phải hiểu được nhu cầu và thể trạng cơ thể của người dùng và người bán sẽ tư vấn loại sản phẩm phù hợp nhất.
Khi được hỏi về tham vọng của công ty khi phát triển sản phẩm quý này về Việt Nam – một trong những quốc gia phương Đông rất chuộng loại “thần dược” này, anh Tuấn cho biết, mong muốn lớn nhất là có thể mang được loại thuốc quý này đến tay người tiêu dùng trong nước, và làm thế nào để người tiêu dùng tiếp cận được với những sản phẩm từ nhung với chất lượng tốt nhất, “thật” nhất.
“Chúng tôi chưa theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng mạnh mà đang trong giai đoạn kiểm soát được quá trình sản xuất để ổn định vấn đề chất lượng chứ không quảng cáo rầm rộ chạy đua theo số lượng để rồi chất lượng sản phẩm kém đi. Vậy nên khi sản xuất chúng tôi có được sự phối hợp giám sát của các chuyên gia Nga và người Việt để cho ra các sản phẩm chất lượng giống như công bố. Ngấm và bị ảnh hưởng tính đôn hậu của người Nga, nên chúng tôi thật lòng không muốn người tiêu dùng phải sử dụng những sản phẩm không vệ sinh, bị pha trộn, hàng giả, hàng kém chất lượng và thậm chí nhung hươu còn khai thác từ những con hươu thương xuyên cho ăn cám tăng trọng trong quá trình chăm sóc. Sản phẩm quý như thế này chúng ta không nên ‘bóp méo’ nó đi” – anh Tuấn trải lòng.
Công ty đang dần hướng các sản phẩm chất lượng của mình ra thế giới, bởi vậy hàng năm anh Tuấn cố gắng thường xuyên tham gia các kỳ triển lãm y dược ở Trung Quốc, HongKong và Hàn Quốc để quảng bá những sản phẩm “Made in Việt Nam” của mình đến với bạn bè thế giới.
Về nguồn nhung hươu ở Việt Nam, anh Tuấn cho biết mặc dù bản thân rất trăn trở đẻ bảo tồn và phát triển mạnh hơn nguồn nguyên liệu quý này, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại việc nuôi hươu lấy nhung vẫn đang chỉ ở mức tự phát, chưa có quy hoạch rõ ràng thì đây là một bài toán khó để có được nguồn nhung hươu với chất lượng tốt nhất. Theo anh Tuấn, mục tiêu này cần có sự chung tay của chính quyền và có quy hoạch mang tính tổng thể. Trong tương lai, anh Tuấn hy vọng sẽ mang được công nghệ nuôi hươu lấy nhung một cách bài bản từ Liên Bang Nga về Việt Nam và nâng cao chất lượng nhung hươu Việt Nam ngang tầm quốc tế.
P.V