1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Xe ôm: Đặc sản Sài Gòn!

“Sài Gòn có nhiều đặc sản, nhà cao tầng nè, trung tâm mua sắm nè, quán xá đẹp như mơ nè. Nhưng có cái đặc sản không sang trọng như mấy cái mới kể, vậy mà hầu như ai tới cũng được tiếp xúc và nhớ hoài. Đó là xe ôm Sài Gòn.” , nghe tôi nói mới từ nước ngoài về Việt Nam không lâu, bác xe ôm đón tôi ở đầu đường Hai Bà Trưng cười hề hề và thủng thẳng kể chuyện.

Hơn một năm rồi mới quay lại Sài Gòn, thành phố có gì đó… khác khác. Thì vẫn là đường phố đông vui với các bác xe ôm đứng chờ khách, mà hơi khác là giờ mấy bác mặc áo, đội nón giống nhau. Được bạn hướng dẫn, tôi tải phần mềm ứng dụng về, chỉ cần click màn hình điện thoại một cái là bác tài đã có mặt, tiện lợi và nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng. Tranh thủ cuốc xe từ cầu Kiệu đến phố đọc sách Nguyễn Văn Bình, bác xe ôm kể cho tôi nghe từ khi “đầu quân” cho hãng Uber, bác và các đồng nghiệp được hỗ trợ bởi công nghệ kĩ thuật số hiện đại như thế nào: “Bây giờ xe ôm tụi tui không còn hoạt động riêng lẻ mà có cộng đồng, được doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi. Thời buổi công nghệ, khách muốn kiếm xe không cần lội bộ cả cây số, tui muốn kiếm khách cũng không cần chạy lòng vòng giữa thời tiết mưa nắng thất thường.” Theo lời bác, các thương hiệu như uberMOTO chỉ mới xuất hiện đâu đó chừng một năm, nhưng đã khiến diện mạo “ngành xe ôm” Sài Gòn khác lắm rồi!

Nhờ công nghệ mà giờ gì cũng dễ, đến di chuyển cũng chỉ cần một thao tác chạm là anh tài xế uberMOTO đến tận nơi đón
Nhờ công nghệ mà giờ gì cũng dễ, đến di chuyển cũng chỉ cần một thao tác chạm là anh tài xế uberMOTO đến tận nơi đón

Bác kể tiếp: “Hôm qua tui mới chở một anh Việt Kiều đi lòng vòng thành phố. Ảnh nói đi bao nhiêu nước, chẳng thấy ở đâu xe ôm nhiều và “độc” như Sài Gòn. Lỡ có lạc đường, cứ tấp vào hỏi mấy bác là được chỉ tận tình. Còn ngồi sau xe rồi thì tha hồ mà tìm hiểu thông tin về đời sống Sài Gòn, nào là quán cơm nào rẻ, rồi chỗ nào bán đồ ít nói thách…” Đang kể chuyện rôm rả, một bác xe ôm khác cũng mặc áo và đội nón Uber chạy sát xe tôi và hỏi thân tình: “Ê đồng nghiệp, làm sao để đi đến đường Cô Giang cho gần?”. Sẵn dừng đèn đỏ, bác tài của tôi chỉ đường tỉ mỉ, còn chỉ luôn đường về lại ngã tư này sao cho nhanh nhất.

Nhưng vì sao lại nói xe ôm hay uberMOTO là đặc sản của Sài Gòn? Vì du lịch năm châu, chưa chắc chỗ nào cũng có đặc sản này như Sài Gòn? Hiện Việt Nam nằm trong số những quốc gia sở hữu lượng xe máy nhiều nhất thế giới. Có lẽ vì vậy mà Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ra mắt ứng dụng uberMOTO tại châu Á. Tốc độ phủ sóng của dịch vụ này nhanh đến mức, chuyện xe ôm cũng phải có thương hiệu đã trở thành điều hiển nhiên ở Sài Gòn. Đến độ, nhiều người ngỡ ngàng khi biết xe ôm Uber sắp làm sinh nhật một tuổi tháng 5 này, bởi lẽ hình ảnh xe ôm Uber trông quen quá, tưởng như cả…chục năm rồi. Nói điều này với bác tài, bác cười hề hề và “cật lực” rủ rê tôi đi dự sự kiện kỉ niệm một năm uberMOTO tại câu lạc bộ Lan Anh chủ nhật này, không quên nhiệt tình quảng cáo giùm những hoạt động hấp dẫn cho tài xế lẫn người tham gia. “Đi cho vui, biết đâu chị thích rồi đăng kí lái chung thành đồng nghiệp của tụi tui luôn!”. Bác xe ôm Sài Gòn, sao mà…dễ thương.

Người ta nói chưa đi xe ôm - chưa biết Sài Gòn, có lẽ cũng đúng! Từ mấy chục năm trước, ở phố lớn hẻm nhỏ, hình ảnh bác xe ôm tay chỉ đường, miệng cười “hề hề” đã thành quen thuộc. Ngày nay, cũng bác xe ôm đó tay cầm smartphone, mặc đồng phục chuyên nghiệp và năng động. Mọi thứ dường như hơi khác, nhưng nụ cười thân thiện ấy vẫn y nguyên… Nhìn một vài bác xe ôm cùng khoác áo xanh dương đang nói chuyện rôm rả, và nghĩ đến câu chuyện thân tình của hai bác cháu vừa rồi, tôi chợt thấy như màu áo ấy đã kết nối những trái tim lại gần nhau hơn. Quả là công nghệ kết nối cộng đồng.

Sài Gòn nhiều thay đổi, mấy anh tài xế xe ôm uberMOTO giờ hiện đại hơn nhưng nụ cười thân thiện ấy vẫn y nguyên
Sài Gòn nhiều thay đổi, mấy anh tài xế xe ôm uberMOTO giờ hiện đại hơn nhưng nụ cười thân thiện ấy vẫn y nguyên


Đến Sài Gòn mà chưa thử đặc sản xe ôm thì chưa thực sự đến Sài Gòn!