1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024
  3. Vòng chung kết giải U23 châu Á 2024

Lộ bằng chứng tố cáo đội tuyển Qatar sử dụng 2 cầu thủ trái luật

(Dân trí) - Trước thềm trận chung kết Asian Cup 2019, phía UAE bất ngờ khiến mọi chuyện trở nên rất nóng khi khiếu nại Qatar đã sử dụng 2 cầu thủ trái luật. Tới hôm nay, tờ Alittihad (UAE) tiếp tục “tấn công” phía Qatar khi tung bằng chứng liên quan tới vụ này.

Như đã biết, ngày hôm qua, LĐBĐ UAE đã khiếu nại lên LĐBĐ châu Á về việc đội tuyển Qatar sử dụng hai cầu thủ Almoez Ali và Bassam Al Rawi trái luật. Theo đó, phía UAE cho rằng chân sút Almoez Ali (22 tuổi) sinh ra tại Sudan, còn trung vệ Bassam Al Rawi (21 tuổi) sinh ra tại Iraq. Họ không đủ điều kiện khoác áo đội tuyển Qatar bởi theo luật, họ chưa đủ 5 năm sống liên tục ở Qatar kể từ năm 18 tuổi.

s23%20%20%D9%85%D8%B3%D8%AA%D9%86%D8%AF%D8%A7%D8%AA%20%D8%A7%D9%84%D9%84%D8%A7%D8%B9%D8%A8%20%D8%A7%D9%84%D8%B9%D8%B1%D8%A7%D9%82%D9%8A%20%D9%87%D8%B4%D8%A7%D9%85%20%D8%A7%D9%84%D8%B1%D8%A7%D9%88%D9%8A.jpg

Chứng minh thư có ghi thông tin cá nhân của Bassam Al Rawi được chính quyền Iraq cấp vào năm 2007

 

Tới hôm nay, tờ Alittihad (UAE) tiếp tục “tấn công” phía Qatar khi tung bằng chứng liên quan tới vụ này. Cụ thể:

Ở trường hợp của Bassam Al Rawi, họ đã tìm ra được chứng minh thư nhân dân của cầu thủ này (được chính quyền Iraq cấp vào năm 2007). Trong đó có nêu rõ, trung vệ 21 tuổi này sinh ra tại Kadhimiya ở Baghdad (Iraq).

s24%20%20%D9%85%D8%B3%D8%AA%D9%86%D8%AF%D8%A7%D8%AA%20%D8%A7%D9%84%D9%84%D8%A7%D8%B9%D8%A8%20%D8%A7%D9%84%D8%B9%D8%B1%D8%A7%D9%82%D9%8A%20%D9%87%D8%B4%D8%A7%D9%85%20%D8%A7%D9%84%D8%B1%D8%A7%D9%88%D9%8A.jpg

Cầu thủ này mới được cấp hộ chiếu Qatar vào năm 2017

 

Mẹ của cầu thủ này, bà Amal Adnan Juma cũng được ghi rõ sinh ra ở Baghdad dựa theo những thông tin liên quan trong giấy tờ của Bassam Al Rawi.

Mãi tới năm 2017, trung vệ 21 tuổi mới được Qatar nhập tịch và cấp hộ chiếu. Trong khi đó, bố của anh, ông Hisham Ali Mousa Al-Rawi (người bảo hộ cho con trai ở Qatar khi chưa đủ tuổi vị thành niên) cũng không hề có quốc tịch Qatar. Ông mới được cấp hộ chiếu ở đất nước này vào năm 2018.

s25%20%20%D8%AC%D9%88%D8%A7%D8%B2%20%D8%A7%D9%84%D9%84%D8%A7%D8%B9%D8%A8%20%D8%A7%D9%84%D8%B3%D9%88%D8%AF%D8%A7%D9%86%D9%8A%20%D8%A7%D9%84%D9%85%D8%B9%D8%B2%20%D8%B9%D9%84%D9%8A.jpg

Hộ chiếu của Almoez Ali ghi rõ cầu thủ này sinh ra tại Sudan

 

Với trường hợp tiền đạo Almoez Ali, cầu thủ này có cũng được cấp hộ chiếu Qatar vào năm 2017. Dù vậy, trong hộ chiếu này ghi rõ chân sút 22 tuổi sinh ra tại Sudan. Giấy tờ do lãnh sứ quán Sudan ở Qatar cũng ghi rằng mẹ của cầu thủ này sinh ra tại Sudan (chứ không phải tại Qatar như thông tin đội bóng này cung cấp).

Điều 7 luật của FIFA quy định rằng một cầu thủ chỉ đủ điều kiện thi đấu cho ĐTQG nếu như người này sống liên tục ít nhất 5 năm tại đất nước đó, khi từ 18 tuổi trở lên (trừ khi có ông bà, bố mẹ là người nước đó). Nếu phía UAE chứng minh được mẹ của Almoez Ali và Bassam Al Rawi không phải là người Qatar, thì đội tuyển Qatar sẽ phạm luật.

s26%20%D8%AC%D9%88%D8%A7%D8%B2%20%D9%88%D8%A7%D9%84%D8%AF%D8%A9%20%D8%A7%D9%84%D9%85%D8%B9%D8%B2.jpg

Hộ chiếu của mẹ cầu thủ này ghi rõ nơi sinh ở Shandi (Sudan)

 

Cũng theo tờ Alittihad, nguyên nhân của việc này xuất phát từ lò đào tạo Aspire danh tiếng của Qatar. Trong những năm qua, lò đào tạo này đã mua trực tiếp nhiều cầu thủ trẻ ở khắp nơi trên thế giới từ chính cha mẹ của họ. Do đó, chính quyền Qatar buộc phải nhập tịch ồ ạt cho nhiều cầu thủ như Almoez Ali và Bassam Al Rawi để họ đủ điều kiện khoác áo ĐTQG ở đấu trường quốc tế. Thế nhưng, họ vẫn “vướng” vào luật nhập tịch của FIFA.

Hiện tại AFC vẫn đang điều tra về vụ này. Theo quy định, một đội bóng đăng ký cầu thủ không đủ điều kiện thi đấu sẽ bị hủy bỏ kết quả ở Asian Cup và đồng thời phải lĩnh thêm án phạt sau đó (có thể là bị cấm thi đấu trong tương lai).

H.Long

 

 

Dòng sự kiện: Asian Cup 2019