Hiệu ứng nhạt dần của các ngôi sao bóng đá hết thời đến Việt Nam
(Dân trí) - Trong khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 6, hàng loạt ngôi sao có tiếng của bóng đá thế giới xuất hiện ở Việt Nam vì mục đích thương mại. Dù vậy, hiệu ứng mà họ tạo ra không lớn.
Ngoại trừ HLV nổi tiếng Guardiola đến Việt Nam cùng gia đình đơn thuần để đi du lịch, những tên tuổi khác gồm Del Piero, Silvestre và Andy Cole đều có mặt vì mục đích thương mại, để quảng cáo cho một số sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, hiệu ứng mà họ tạo ra không lớn.
Sự kiện Del Piero có mặt tại Hà Nội hầu như bị che lấp bởi chiến dịch SEA Games diễn ra cùng thời điểm, với ngôi sao Ánh Viên đang là tâm điểm của thể thao Việt Nam trên đường đua xanh Đông Nam Á.
Và thật bật ngờ rằng sức hút của Ánh Viên, của các đội tuyển thể thao Việt Nam nói chung còn lớn hơn cả sức hút của ngôi sao người Ý, từng khoác áo Juventus. Điều đó cho thấy, bây giờ khán giả trong nước đã kén chọn hơn, đã thưởng thức thể thao theo góc nhìn khác, hướng về những giá trị chuyên môn hơn là những giá trị thương mại.
Bên cạnh đó, việc những nhà tổ chức sự kiện thường quảng bá quá đà đối với các ngôi sao mà họ mời sang Việt Nam hiện cũng gây tác dụng ngược. Ví dụ như trường hợp của Andy Cole và Silvestre. Đấy là 2 cầu thủ đã giải nghệ, sức hút không còn lớn.
Vả lại, ngay ở thời điểm đỉnh cao phong độ, họ thậm chí còn chưa thuộc dạng ngôi sao loại 1 của đội bóng mà họ từng khoác áo: Andy Cole thời đỉnh cao không nổi bằng những Beckham, Giggs, Stam,… trong chính đội hình M.U giành cú ăn ba năm 1999, trong khi Silvestre còn không đáng gọi là “sao” xét trên bình diện bóng đá Anh giai đoạn đầu những năm 2000 (giai đoạn phong độ tốt nhất của Silvestre).
Thế nhưng, những người tổ chức sự kiện cứ gắn thêm các mác “huyền thoại” này, huyền thoại nọ cho những cầu thủ dạng trên, càng khiến cho người hâm mộ, vốn hiểu biết về bóng đá ngày một nâng cao, thêm chói tai và tạo cảm giác phản cảm ngay từ ấn tượng ban đầu. Thành ra, hiệu ứng về họ vì thế cũng giảm dần.
Đấy là chưa tính đến chuyện khá nực cười nằm ở chỗ Andy Cole và Silvestre sang Việt Nam để quảng cáo cho một thương hiệu dầu gội, cho dù ai cũng biết là cả 2 cầu thủ trên vốn bị... hói đầu từ nhiều năm nay, và hầu như họ không còn để tóc từ thời đá bóng cho đến giờ.
Khán giả Việt Nam quả là đang có dấu hiệu bội thực với hiện tượng sao ngoại đến với bóng đá nội nhưng không vì mục đích bóng đá, mà vì những mục tiêu đơn thuần mang tính thương mại. Rồi từ cái sự bội thực và từ cái mục đích ngoài bóng đá ấy của các cựu danh thủ khi đến Việt Nam, khiến cho giới mộ điệu trong nước cũng dè dặt khi đón nhận họ.
Sự kiện Del Piero có mặt tại Hà Nội hầu như bị che lấp bởi chiến dịch SEA Games diễn ra cùng thời điểm, với ngôi sao Ánh Viên đang là tâm điểm của thể thao Việt Nam trên đường đua xanh Đông Nam Á.
Và thật bật ngờ rằng sức hút của Ánh Viên, của các đội tuyển thể thao Việt Nam nói chung còn lớn hơn cả sức hút của ngôi sao người Ý, từng khoác áo Juventus. Điều đó cho thấy, bây giờ khán giả trong nước đã kén chọn hơn, đã thưởng thức thể thao theo góc nhìn khác, hướng về những giá trị chuyên môn hơn là những giá trị thương mại.
Andy Cole (trái) đến Việt Nam để quảng cáo cho một thương hiệu dầu gọi, dù cả thể giới đều biết cầu thủ này vốn... không có tóc
Bên cạnh đó, việc những nhà tổ chức sự kiện thường quảng bá quá đà đối với các ngôi sao mà họ mời sang Việt Nam hiện cũng gây tác dụng ngược. Ví dụ như trường hợp của Andy Cole và Silvestre. Đấy là 2 cầu thủ đã giải nghệ, sức hút không còn lớn.
Vả lại, ngay ở thời điểm đỉnh cao phong độ, họ thậm chí còn chưa thuộc dạng ngôi sao loại 1 của đội bóng mà họ từng khoác áo: Andy Cole thời đỉnh cao không nổi bằng những Beckham, Giggs, Stam,… trong chính đội hình M.U giành cú ăn ba năm 1999, trong khi Silvestre còn không đáng gọi là “sao” xét trên bình diện bóng đá Anh giai đoạn đầu những năm 2000 (giai đoạn phong độ tốt nhất của Silvestre).
Thế nhưng, những người tổ chức sự kiện cứ gắn thêm các mác “huyền thoại” này, huyền thoại nọ cho những cầu thủ dạng trên, càng khiến cho người hâm mộ, vốn hiểu biết về bóng đá ngày một nâng cao, thêm chói tai và tạo cảm giác phản cảm ngay từ ấn tượng ban đầu. Thành ra, hiệu ứng về họ vì thế cũng giảm dần.
Đấy là chưa tính đến chuyện khá nực cười nằm ở chỗ Andy Cole và Silvestre sang Việt Nam để quảng cáo cho một thương hiệu dầu gội, cho dù ai cũng biết là cả 2 cầu thủ trên vốn bị... hói đầu từ nhiều năm nay, và hầu như họ không còn để tóc từ thời đá bóng cho đến giờ.
Khán giả Việt Nam quả là đang có dấu hiệu bội thực với hiện tượng sao ngoại đến với bóng đá nội nhưng không vì mục đích bóng đá, mà vì những mục tiêu đơn thuần mang tính thương mại. Rồi từ cái sự bội thực và từ cái mục đích ngoài bóng đá ấy của các cựu danh thủ khi đến Việt Nam, khiến cho giới mộ điệu trong nước cũng dè dặt khi đón nhận họ.
Kim Điền