DMagazine

Chuyên gia makerting: "Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu"

(Dân trí) - Dưới góc độ tiếp thị trong thể thao, chuyên gia makerting hàng đầu Việt Nam, ông Hoàng Hà cho rằng xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF tất yếu xảy ra khi các bên va chạm về quyền lợi.

Chuyên gia marketing: "Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu"

Dưới góc độ tiếp thị trong thể thao, chuyên gia marketing hàng đầu Việt Nam, ông Hoàng Hà cho rằng xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và VPF tất yếu xảy ra khi các bên va chạm về quyền lợi.

Vừa qua, phía công ty cổ phần thể thao Hoàng Anh Gia Lai (nơi trực tiếp điều hành CLB Hoàng Anh Gia Lai) đã gửi đơn kiện công ty VPF (đơn vị tổ chức giải V-League), sau những va chạm về có liên quan đến nhà tài trợ của đôi bên tại giải V-League 2023.

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 1

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức đã bắt đầu cuộc chiến pháp lý với VPF (Ảnh: V.K).

Cụ thể, phía Hoàng Anh Gia Lai quảng cáo cho Carabao, còn giải V-League quảng cáo cho Night Wolf, cùng ngành hàng nước tăng lực. Về vụ việc va chạm nhà tài trợ này, phóng viên Dân trí đã có buổi trao đổi với chuyên gia marketing hàng đầu Việt Nam, ông Hoàng Hà:

Theo ông, xung đột cùng những tranh cãi giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF xuất phát từ đâu và vì sao lại như vậy?

- Tôi không rõ quan hệ giữa đôi bên trước đây ra sao, riêng về vấn đề hiện tại, theo tôi việc Hoàng Anh Gia Lai tranh cãi và kiện VPF là tất yếu. Đầu tiên bóng đá Việt Nam hiện nay được quan tâm nhiều hơn, đội tuyển thành công trong vài năm qua khiến người hâm mộ chú ý đến bóng đá nhiều hơn.

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 2

Khi có va chạm về lợi ích mà các bên không tìm được tiếng nói chung, việc một bên quyết đấu tranh để tìm hướng giải quyết là điều tất yếu (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Các nhà tài trợ cũng hướng về việc tài trợ cho bóng đá để quảng cáo thông qua kênh này nhiều hơn trước. Có nghĩa là bóng đá Việt Nam phát triển hơn trước, trong khi trình độ quản lý bóng đá, nhất là trình độ quản lý trên khía cạnh làm kinh tế bóng đá không theo kịp tốc độ phát triển chuyên môn, tất yếu sẽ dẫn đến xung đột khi các bên không tìm được tiếng nói chung về mặt lợi ích.

Tôi cho rằng xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF cũng là một phần của sự phát triển, sự việc này đứng trên góc độ nào đó là tín hiệu vui của bóng đá Việt Nam.

Sự việc cùng ngành hàng tài trợ tại giải V-League hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến các CLB, thưa ông?

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 3

Hoàng Anh Gia Lai vẫn thi đấu tại V-League nhưng công ty cổ phần thể thao Hoàng Anh Gia Lai vẫn kiện VPF ra TAND Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, liên quan đến luật cạnh tranh trong thương mại (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 4
Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 5

- Tôi không tường tận và cũng không dám nói rằng VPF có quy định về chuyện độc quyền tài trợ hay không. Ở đây chúng ta phải hiểu rằng cả VPF, giải V-League lẫn các CLB đều cần tài trợ. Các CLB cần tài trợ, cần kiếm tiền để duy trì hoạt động. Mâu thuẫn nẩy sinh từ đây, khi Hoàng Anh Gia Lai và VPF có cùng ngành hàng quảng cáo và nhận tài trợ.

Họ không tìm được tiếng nói chung, tất yếu dẫn đến một bên phải đấu tranh để tìm hướng giải quyết. Theo tôi vấn đề ở chỗ việc phân chia quyền lợi liên quan đến các gói tài trợ chưa rõ ràng, chưa có quy định phù hợp để làm hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Trên thế giới, theo ông quan sát, đã có những vụ việc tương tự xảy ra hay chưa? Nếu có vụ việc tương tự, các giải quốc gia trên thế giới họ phân chia quyền lợi từ nhà tài trợ như thế nào?

- Tôi lấy ví dụ giải Ngoại Hạng Anh (EPL) phân chia quyền lợi rất rõ ràng. Các CLB giao cho công ty quản lý giải đấu khai thác thương quyền sau khi họ thảo luận kỹ cách phân chia quyền lợi từ các nguồn thu liên quan đến giải.

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 6

Ở giải Ngoại Hạng Anh, việc phân chia lợi nhuận từ các nguồn thu được tiến hành rất kỹ, dựa trên thảo luận chi tiết giữa nhà tổ chức giải với các đội bóng.

Nếu xảy ra tình trạng quảng cáo cùng ngành hàng, Trong trường hợp có hơn một doanh nghiệp cùng ngành muốn tài trợ cho giải đấu, họ sẽ tiến hành đấu thầu để tìm gói tài trợ có giá trị cao nhất, cách phân chia có lợi nhất cho tất cả các bên. Việc chọn một nhà tài trợ trong một ngành để tránh xung đột quyền lợi là thông lệ từ lâu nay, không có gì bất thường. Điều quan trọng như tôi đã nói là đấu thầu để chọn gói thầu có giá trị cao nhất, cũng như cách phân chia lợi nhuận.

Ở giải Nhật Bản (J-League), chỉ số phân chia càng rạch ròi hơn: Nguồn thu từ các nhà tài trợ, nguồn thu từ vé, thương quyền của giải đấu, bản quyền truyền hình… Nói chung phải hài hòa lợi ích của các bên, phải có tính tương hỗ lẫn nhau, không bên nào nắm hết lợi thế cũng không bên nào bị thiệt hoàn toàn.

Theo chỗ tôi được biết, VPF hàng năm cũng phân chia cho các CLB, trong bối cảnh và trong khả năng của VPF. Nhưng vấn đề là cách phân chia và các quy định phải được điều chỉnh theo từng năm, sao cho hài hòa nhất. Quan trọng là làm thế nào để khơi thông quyền lợi cho tất cả các bên, tạo môi trường thuận lợi nhất để các bên dễ dàng tiếp cận các nhà tài trợ, ngược lại các nhà tài trợ cũng hào hứng đến với bóng đá.

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 7
Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 8

Vậy thì đâu là giải pháp để những xung đột tương tự không xảy ra và để cho việc khai thác thương mại tại giải V-League tốt hơn?

Ở đây, tôi cho rằng cách phân chia hiện nay mới chỉ chú trọng đến lợi ích cho phía quản lý, chưa chú ý đến quyền lợi của khách hàng, trong khi các CLB đang muốn được trao thêm quyền khai thác thương mại, để hoạt động quảng bá hình ảnh CLB và kêu gọi tài trợ của họ tốt hơn.

Tôi lấy ví dụ, các năm trước CLB không được quyền khai thác hình ảnh của chính họ tại giải V-League, nay mọi việc đã thay đổi sau khi có sự điều chỉnh. Hiện giờ, xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF cho thấy các quy định cần tiếp tục được điều chỉnh nữa, mà như tôi đã nói ở trên phải điều chỉnh theo từng năm, từng mùa bóng.

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 9

Bầu Đức quyết tâm bảo vệ quyền lợi của đối tác Carabao (Ảnh: V.K).

Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 10
Chuyên gia makerting: Xung đột giữa Hoàng Anh Gia Lai và VPF là tất yếu - 11

Tôi cho rằng nếu các quy định này rạch ròi, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, cơ hội kêu gọi tài trợ tốt hơn được mở ra cho các CLB, bản thân các CLB sẽ ủng hộ VPF, tránh được những xung đột như hiện nay.

Thật ra, bóng đá Việt Nam đã có mô hình tham khảo từ giải Ngoại Hạng Anh và giải nhà nghề Nhật Bản như tôi đã nêu ở trên, không cần phải sáng tạo thêm, vì trình độ phát triển bóng đá và trình độ quản lý bóng đá của họ đã đi trước chúng ta nhiều năm, nên hoàn toàn có thể học tập mô hình của chính các giải đấu ấy.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Chuyên gia Marketing Hoàng Hà từng đảm nhận vai trò Giám đốc kinh doanh và Chiến lược sản phẩm tại Yamaha Motor Việt Nam, giai đoạn từ năm 1998 - 2014. Sau đó trở thành Giám đốc Marketing - Sales, Network và Education tại đây.

Ông đã triển khai 530 đại lý tại 63 tỉnh thành và giúp Yamaha giữ vị trí số 2 trên thị trường xe máy Việt Nam với 30% thị phần.

Sau khi rời khỏi Yamaha, ông thành lập Công ty BCI (Business Concept Innovation JSC) vào tháng 8/2016 để đầu tư vào lĩnh vực F&B. Đến nay, BCI đã mở 7 cửa hàng trà sữa Gong Cha và nhà hàng cao cấp Kool Klub tại 6 thành phố lớn.

Thực hiện: Trọng Vũ

Ảnh: Khoa Nguyễn, V.K, Getty