Bóng đá xấu xí và bạo lực tái diễn ở V-League
(Dân trí) - Liên tiếp nhiều vòng đấu, những hình ảnh bạo lực tràn ngập sân cỏ V-League. Điều đáng nói ở chỗ đây không phải là năm đầu tiên bạo lực sân cỏ xuất hiện và chúng cũng không có dấu hiệu giảm đi, trong khi các biện pháp kỷ luậc chưa đủ để răn đe.
Những pha vào bóng rợn người
2 vòng đấu liên tiếp, V-League xuất hiện 2 ca chấn thương rất nặng, đều xuất phát từ những tình huống vào bóng như… phim võ thuật mà giới cầu thủ nhắm vào nhau.
Đầu tiên là ở vòng 5, đấy là pha bóng mà Đinh Văn Ta (V.Ninh Bình) đạp thẳng vào ngực của Danny David (ĐT Long An), khiến cho cầu thủ của Gạch phải ra sân bằng cáng và được chuyển thẳng đến bệnh viện.
Tiếp đến, ngay vòng 6, có thêm trường hợp gãy chân rợn tóc gáy của Bruno bên phía Than Quảng Ninh, nguyên nhân cũng xuất phát từ một pha vào bóng thô bạo, do chính… Bruno tạo ra, trước khi anh dính chấn thương vì vào sai tư thế.
Ở đây, cần phải thấy rằng những chấn thương nghiêm trọng xuất hiện tại V-League không chỉ đến từ người bị phạm lỗi, mà ngay cả người có hành vi phạm lỗi cũng có nguy cơ dính chấn thương. Điều đó cho thấy cả người phạm lỗi lẫn người bị phạm lỗi hầu hết đều chẳng vừa gì.
Những chấn thương nghiêm trọng kể trên cũng chỉ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho tình trạng bạo lực trên sân cỏ V-League các vòng đấu gần đây nhất, chứ đấy vẫn chưa phải là những hành động xấu chơi duy nhất.
Bởi, nói đến bạo lực sân cỏ, người ta còn phải kể đến những pha lao vào nhau như đấu võ của cầu thủ 2 đội Thanh Hóa và Hà Nội T&T trong trận cầu đinh của vòng 6 tại xứ Thanh, hoặc pha vào bóng như mũi khoang của Hải Anh (Quảng Nam) nhằm vào cầu thủ đội ĐT Long An ở sân Long An…
Bạo lực dường như đang trở thành thói quen của giới cầu thủ Việt Nam, họ lao vào đối thủ không đơn giản chỉ là để giành lại bóng, mà dường như những pha va chạm trên sân cỏ bây giờ mang tính chất của sự triệt hạ nhau nhiều hơn.
Ý thức nghề nghiệp và các biện pháp kỷ luật chưa theo kịp tốc độ bạo lực
So về mức độ, bạo lực ở V-League không kém bất cứ giải đấu nào trên thế giới, nếu như không muốn nói là nằm trong top đầu. Xem bóng đá châu Âu, ít thấy cảnh cầu thủ phi vào người đối phương bằng cả 2 chân như cầu thủ ở V-League vẫn làm, cũng ít thấy cầu thủ châu Âu thay vì đá bóng lại đá thẳng vào người đồng nghiệp của mình.
Ở đây xuất phát từ vấn đề nhận thức. Các trận đấu tại Anh không thiếu những pha va chạm, cũng đầy tính cạnh tranh, cầu thủ Ý không thiếu tiểu xảo trên sân bóng, nhưng cách họ vào bóng chủ yếu là để giành lại bóng, hoặc ngăn cản đối thủ, chứ không phải là để triệt hạ nhau như cầu thủ ở V-League vẫn đang làm.
Bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu trước hết là để phục vụ khán giả, mà người hâm mộ thì luôn dị ứng với thứ bóng đá xấu xí, thứ bóng đá đi kèm với những pha bạo lực đến rợn người. Cầu thủ ở V-League chưa có được nhận thức như thế, họ dường như cũng chưa quan trọng mình đang trình diễn những gì cho người xem, hoặc chưa ý thức được rằng phải đá như thế nào để thu hút khán giả.
Các án phạt của Ban kỷ luật thuộc VFF đưa ra cũng chưa theo kịp với tốc độ xấu chơi của các cầu thủ. Ví như ở Đức, từng có trường hợp cầu thủ thủ bị treo giò đến cả chục trận, hay bị cấm thi đấu nhiều tháng trời nếu có hành động bạo lực tương tự như cách Đinh Văn Ta nhằm vào Danny David.
Nhưng ở Việt Nam, chỉ đến khi báo chí lên án quá mạnh, Ban kỷ luật mới cấm Đinh Văn Ta thi đấu 5 trận, một mức án chưa thể gọi là nặng với một cầu thủ thích đá người hơn là đá bóng, chưa đủ tính răn đe.
Một thói quen khác của những người làm công tác kỷ luật ở V-League là họ thường giảm án hơn là tăng án, cũng không thấy họ dùng đến những án phạt “nguội”, khiến giới cầu thủ càng lúc càng xem nhẹ tính kỷ luật trong thi đấu.
Bóng đá nội mỗi lúc một xấu xí, khi mà chất lượng kỹ thuật mỗi lúc một đi xuống trong khi mức độ bạo lực thì ngày càng gia tăng!
2 vòng đấu liên tiếp, V-League xuất hiện 2 ca chấn thương rất nặng, đều xuất phát từ những tình huống vào bóng như… phim võ thuật mà giới cầu thủ nhắm vào nhau.
Đầu tiên là ở vòng 5, đấy là pha bóng mà Đinh Văn Ta (V.Ninh Bình) đạp thẳng vào ngực của Danny David (ĐT Long An), khiến cho cầu thủ của Gạch phải ra sân bằng cáng và được chuyển thẳng đến bệnh viện.
Tiếp đến, ngay vòng 6, có thêm trường hợp gãy chân rợn tóc gáy của Bruno bên phía Than Quảng Ninh, nguyên nhân cũng xuất phát từ một pha vào bóng thô bạo, do chính… Bruno tạo ra, trước khi anh dính chấn thương vì vào sai tư thế.
Rời sân bằng xe cứu thương đang dần trở thành hình ảnh quen thuộc với giới cầu thủ ở V-League
Ở đây, cần phải thấy rằng những chấn thương nghiêm trọng xuất hiện tại V-League không chỉ đến từ người bị phạm lỗi, mà ngay cả người có hành vi phạm lỗi cũng có nguy cơ dính chấn thương. Điều đó cho thấy cả người phạm lỗi lẫn người bị phạm lỗi hầu hết đều chẳng vừa gì.
Những chấn thương nghiêm trọng kể trên cũng chỉ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho tình trạng bạo lực trên sân cỏ V-League các vòng đấu gần đây nhất, chứ đấy vẫn chưa phải là những hành động xấu chơi duy nhất.
Bởi, nói đến bạo lực sân cỏ, người ta còn phải kể đến những pha lao vào nhau như đấu võ của cầu thủ 2 đội Thanh Hóa và Hà Nội T&T trong trận cầu đinh của vòng 6 tại xứ Thanh, hoặc pha vào bóng như mũi khoang của Hải Anh (Quảng Nam) nhằm vào cầu thủ đội ĐT Long An ở sân Long An…
Bạo lực dường như đang trở thành thói quen của giới cầu thủ Việt Nam, họ lao vào đối thủ không đơn giản chỉ là để giành lại bóng, mà dường như những pha va chạm trên sân cỏ bây giờ mang tính chất của sự triệt hạ nhau nhiều hơn.
Ý thức nghề nghiệp và các biện pháp kỷ luật chưa theo kịp tốc độ bạo lực
So về mức độ, bạo lực ở V-League không kém bất cứ giải đấu nào trên thế giới, nếu như không muốn nói là nằm trong top đầu. Xem bóng đá châu Âu, ít thấy cảnh cầu thủ phi vào người đối phương bằng cả 2 chân như cầu thủ ở V-League vẫn làm, cũng ít thấy cầu thủ châu Âu thay vì đá bóng lại đá thẳng vào người đồng nghiệp của mình.
Ở đây xuất phát từ vấn đề nhận thức. Các trận đấu tại Anh không thiếu những pha va chạm, cũng đầy tính cạnh tranh, cầu thủ Ý không thiếu tiểu xảo trên sân bóng, nhưng cách họ vào bóng chủ yếu là để giành lại bóng, hoặc ngăn cản đối thủ, chứ không phải là để triệt hạ nhau như cầu thủ ở V-League vẫn đang làm.
Bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu trước hết là để phục vụ khán giả, mà người hâm mộ thì luôn dị ứng với thứ bóng đá xấu xí, thứ bóng đá đi kèm với những pha bạo lực đến rợn người. Cầu thủ ở V-League chưa có được nhận thức như thế, họ dường như cũng chưa quan trọng mình đang trình diễn những gì cho người xem, hoặc chưa ý thức được rằng phải đá như thế nào để thu hút khán giả.
Các án phạt của Ban kỷ luật thuộc VFF đưa ra cũng chưa theo kịp với tốc độ xấu chơi của các cầu thủ. Ví như ở Đức, từng có trường hợp cầu thủ thủ bị treo giò đến cả chục trận, hay bị cấm thi đấu nhiều tháng trời nếu có hành động bạo lực tương tự như cách Đinh Văn Ta nhằm vào Danny David.
Nhưng ở Việt Nam, chỉ đến khi báo chí lên án quá mạnh, Ban kỷ luật mới cấm Đinh Văn Ta thi đấu 5 trận, một mức án chưa thể gọi là nặng với một cầu thủ thích đá người hơn là đá bóng, chưa đủ tính răn đe.
Một thói quen khác của những người làm công tác kỷ luật ở V-League là họ thường giảm án hơn là tăng án, cũng không thấy họ dùng đến những án phạt “nguội”, khiến giới cầu thủ càng lúc càng xem nhẹ tính kỷ luật trong thi đấu.
Bóng đá nội mỗi lúc một xấu xí, khi mà chất lượng kỹ thuật mỗi lúc một đi xuống trong khi mức độ bạo lực thì ngày càng gia tăng!
Kim Điền