Bóng đá Việt Nam tầm mức CLB: Vẫn còn xa châu lục
(Dân trí) - Hà Nội T&T và V.Ninh Bình đã đồng loạt dừng bước ở tứ kết AFC Cup. Nói đối thủ quá mạnh cũng không hẳn, cái chính là 2 đội bóng Việt Nam chưa thể tự vượt qua được chính mình.
V.Ninh Bình: Thua vì quản lý kém
Cho đến trước vụ tiêu cực ở chính AFC Cup, V.Ninh Bình đã thi đấu khá hay ở đấu trường này. Họ thắng như chẻ tre ở vòng bảng và lọt qua vòng 1/8 bằng lối chơi tấn công khoáng đạt.
Nhưng vụ tiêu cực, cùng sự viện 9 cầu thủ bị khởi tố vì bán độ đã làm V.Ninh Bình suy yếu. Đấy là hệ quả của việc quản lý kém, nơi một trong số những CLB bị đánh giá thấp nhất nước ở khâu quản lý.
Khi đề cập đến V.Ninh Bình trong những năm gần đây, người ta thường liên tưởng đến hình ảnh một trạm trung chuyển cầu thủ, hơn là một CLB chuyên nghiệp đúng nghĩa. Ở các môi trường ấy, cầu thủ không thực tâm muốn gắn bó lâu với đội bóng đất Hoa Lư. Họ đến V.Ninh Bình đơn giản chỉ để kiếm tiền, thậm chí kiếm tiền bằng mọi cách.
Với nhiều cầu thủ của đội bóng đất Hoa Lư, cho đến trước khi bị tố giác và bị bắt vì bán độ, họ còn xem đấy là chuyện bình thường. Với họ, có khi chuyện bán độ và dàn xếp tỷ số chỉ là một công việc và là một cách để kiếm tiền, chứ không phải là một trọng tội.
V.Ninh Bình suy yếu vì không quản nổi cầu thủ, vì không có ai đủ sức bảo cầu thủ phải đi đường ngay. V.Ninh Bình tan rã cũng vì đội bóng này hoạt động không giống một CLB chuyên nghiệp.
Quân của họ là quân vay mượn, không hề có lực lượng kế cận, nên khi 9 cầu thủ nọ bị bắt, đội bóng đất Hoa Lư cũng không còn người để đôn từ tuyến hai lên chơi tiếp. Rồi đến những trận đấu thuộc vòng knock-out AFC Cup, V.Ninh Bình còn đá được cũng bằng cách vay mượn quân.
Thực chất Kitchee (Hong Kong) không phải là đội bóng mạnh. Bóng đá Hong Kong nói chung cũng chưa bao giờ được liệt vào hàng ngũ những đội mạnh ở châu Á. Chỉ tiếc rằng V.Ninh Bình không phải một đội bóng tốt để có thể tận dụng cơ hội trên, tái lập thành tích vào đến bán kết AFC Cup như B.Bình Dương từng làm được năm 2009. Trường hợp của V.Ninh Bình có thể gọi là trường hợp chưa đá đã tự thua.
Hà Nội T&T: Vẫn chưa qua được ngưỡng
So với Kitchee (Hong Kong), đối thủ của Hà Nội T&T tại tứ kết AFC Cup là Arbil (Iraq) mạnh hơn, bởi cầu thủ Iraq có tố chất tốt hơn cầu thủ Hong Kong. Nhưng trong thất bại của Hà Nội T&T trước Arbil, người ta vẫn có cái gì đấy để tiếc nuối.
Tiếc là vì Hà Nội T&T dường như chưa thành một khối để đá cúp châu Á. Thủ môn Dương Hồng Sơn của đội bóng thủ đô từ chối đá trận lượt về bằng một lý do khá khó nghe: “Sợ đi máy bay?!”.
Thực hư lý do này ra sao có lẽ người trong cuộc hiểu nhất. Nhưng vấn đề là chính các cầu thủ của Hà Nội T&T, không phải người nào cũng muốn đội nhà tiến sâu vào giải. Nếu ngược lại, thì chuyện đi máy bay có là gì, trong khi nhiều năm nay Dương Hồng Sơn vẫn đi máy bay và vẫn đá quốc tế đấy thôi!
Dù gì đi nữa thì đấy cũng là câu chuyện nói lên tính nghiệp dư của cầu thủ nội: Họ chỉ khoái những sân chơi có thành tích, còn những sân chơi khó kiếm thành tích, họ chùn bước.
Vấn đề thể lực cũng là một vấn đề khác của Hà Nội T&T. Đội bóng thủ đô dường như hụt hơi ở nửa sau của trận tứ kết lượt về. Đấy cũng là chi tiết khác cho thấy sự nghiệp dư. Nghiệp dư ở chỗ nếu họ coi trọng đấu trường châu Á, họ phải có sự chuẩn bị nghiêm túc hơn, chí ít là nghiêm túc về mặt thể lực.
V-League 2014 đã khép lại, với một bộ phận giới cầu thủ, mùa bóng xem như đã kết thúc từ thời điểm trái bóng V-League ngừng lăn. Một bộ phận cầu thủ tự cho phép mình được xả hơi, thay vì tiếp tục theo đuổi những mục tiêu khác, nên chuyện bảo họ nâng cao thể lực cũng hơi khó.
Nhìn chung, cái thua của các đội bóng Việt Nam tại đấu trường châu lục, ngoài vấn đề chuyên môn, còn xuất phát từ khâu tổ chức!
Cho đến trước vụ tiêu cực ở chính AFC Cup, V.Ninh Bình đã thi đấu khá hay ở đấu trường này. Họ thắng như chẻ tre ở vòng bảng và lọt qua vòng 1/8 bằng lối chơi tấn công khoáng đạt.
Nhưng vụ tiêu cực, cùng sự viện 9 cầu thủ bị khởi tố vì bán độ đã làm V.Ninh Bình suy yếu. Đấy là hệ quả của việc quản lý kém, nơi một trong số những CLB bị đánh giá thấp nhất nước ở khâu quản lý.
Khi đề cập đến V.Ninh Bình trong những năm gần đây, người ta thường liên tưởng đến hình ảnh một trạm trung chuyển cầu thủ, hơn là một CLB chuyên nghiệp đúng nghĩa. Ở các môi trường ấy, cầu thủ không thực tâm muốn gắn bó lâu với đội bóng đất Hoa Lư. Họ đến V.Ninh Bình đơn giản chỉ để kiếm tiền, thậm chí kiếm tiền bằng mọi cách.
Với nhiều cầu thủ của đội bóng đất Hoa Lư, cho đến trước khi bị tố giác và bị bắt vì bán độ, họ còn xem đấy là chuyện bình thường. Với họ, có khi chuyện bán độ và dàn xếp tỷ số chỉ là một công việc và là một cách để kiếm tiền, chứ không phải là một trọng tội.
V.Ninh Bình là điển hình cho khâu quản lý kém ở các CLB Việt Nam
V.Ninh Bình suy yếu vì không quản nổi cầu thủ, vì không có ai đủ sức bảo cầu thủ phải đi đường ngay. V.Ninh Bình tan rã cũng vì đội bóng này hoạt động không giống một CLB chuyên nghiệp.
Quân của họ là quân vay mượn, không hề có lực lượng kế cận, nên khi 9 cầu thủ nọ bị bắt, đội bóng đất Hoa Lư cũng không còn người để đôn từ tuyến hai lên chơi tiếp. Rồi đến những trận đấu thuộc vòng knock-out AFC Cup, V.Ninh Bình còn đá được cũng bằng cách vay mượn quân.
Thực chất Kitchee (Hong Kong) không phải là đội bóng mạnh. Bóng đá Hong Kong nói chung cũng chưa bao giờ được liệt vào hàng ngũ những đội mạnh ở châu Á. Chỉ tiếc rằng V.Ninh Bình không phải một đội bóng tốt để có thể tận dụng cơ hội trên, tái lập thành tích vào đến bán kết AFC Cup như B.Bình Dương từng làm được năm 2009. Trường hợp của V.Ninh Bình có thể gọi là trường hợp chưa đá đã tự thua.
Hà Nội T&T: Vẫn chưa qua được ngưỡng
So với Kitchee (Hong Kong), đối thủ của Hà Nội T&T tại tứ kết AFC Cup là Arbil (Iraq) mạnh hơn, bởi cầu thủ Iraq có tố chất tốt hơn cầu thủ Hong Kong. Nhưng trong thất bại của Hà Nội T&T trước Arbil, người ta vẫn có cái gì đấy để tiếc nuối.
Tiếc là vì Hà Nội T&T dường như chưa thành một khối để đá cúp châu Á. Thủ môn Dương Hồng Sơn của đội bóng thủ đô từ chối đá trận lượt về bằng một lý do khá khó nghe: “Sợ đi máy bay?!”.
Thực hư lý do này ra sao có lẽ người trong cuộc hiểu nhất. Nhưng vấn đề là chính các cầu thủ của Hà Nội T&T, không phải người nào cũng muốn đội nhà tiến sâu vào giải. Nếu ngược lại, thì chuyện đi máy bay có là gì, trong khi nhiều năm nay Dương Hồng Sơn vẫn đi máy bay và vẫn đá quốc tế đấy thôi!
Dù gì đi nữa thì đấy cũng là câu chuyện nói lên tính nghiệp dư của cầu thủ nội: Họ chỉ khoái những sân chơi có thành tích, còn những sân chơi khó kiếm thành tích, họ chùn bước.
Vấn đề thể lực cũng là một vấn đề khác của Hà Nội T&T. Đội bóng thủ đô dường như hụt hơi ở nửa sau của trận tứ kết lượt về. Đấy cũng là chi tiết khác cho thấy sự nghiệp dư. Nghiệp dư ở chỗ nếu họ coi trọng đấu trường châu Á, họ phải có sự chuẩn bị nghiêm túc hơn, chí ít là nghiêm túc về mặt thể lực.
V-League 2014 đã khép lại, với một bộ phận giới cầu thủ, mùa bóng xem như đã kết thúc từ thời điểm trái bóng V-League ngừng lăn. Một bộ phận cầu thủ tự cho phép mình được xả hơi, thay vì tiếp tục theo đuổi những mục tiêu khác, nên chuyện bảo họ nâng cao thể lực cũng hơi khó.
Nhìn chung, cái thua của các đội bóng Việt Nam tại đấu trường châu lục, ngoài vấn đề chuyên môn, còn xuất phát từ khâu tổ chức!
Kim Điền