Bạo lực ở V-League: Không mạnh tay sẽ loạn
(Dân trí) - Không phải cho đến khi hành động đạp vào người Danny David (ĐT Long An) của Đinh Văn Ta (V.Ninh Bình) xuất hiện, người ta mới đến tình trạng bạo lực ở V-League. Điều đáng nói là thứ bóng đá xấu xí ấy được dung dưỡng bởi những án phạt chưa đến nơi đến chốn…
Võ đài trên sân cỏ
Cách Đinh Văn Ta bên phía V.Ninh Bình đạp thẳng vào người Danny David bên phía ĐT Long An không phải là bóng đá. Hình ảnh ấy giống động tác của một VĐV kick-boxing ra đòn với đối thủ hơn là một cầu thủ đang cố khống chế đường đi bóng của đối phương.
Cũng không thể nói là Đinh Văn Ta vô tình trong tình huống ấy được. Bởi, nếu nhận thức được rằng có thể gây nguy hiểm cho đồng nghiệp, cầu thủ của đội bóng đất Hoa Lư hoàn toàn có thể “thu cước” và thu lực tác động vào Danny David trong tình huống vừa nêu.
Điều đáng nói hơn nữa là tình trạng bạo lực, thứ bóng đá xấu xí đang diễn ra nhan nhản nơi các đội bóng Việt Nam. Cách nay ít lâu, trung vệ Huy Hoàng từng phải nhập viện, nghỉ nhiều thắng trời vì cú trả đòn bằng gầm giày của tiền đạo Samson bên phía Hà Nội T&T.
Nhưng bản thân Huy Hoàng trong pha dính chấn thương nặng cũng chẳng vừa gì, vì rõ ràng truyền hình khi đó ghi cận cạnh trung vệ của SL Nghệ An song phi cả 2 chân nhắm vào… ống quyển của đối phương.
Không chỉ chơi bạo lực ở sân cỏ trong nước, các cầu thủ đang đá ở V-League hiện tại còn mang cả thói quen xấu xí ấy ra đấu trường quốc tế. Không thể chấp nhận tình trạng đội bóng số 1 Việt Nam là Hà Nội T&T lại bị đuổi đến 2 người sau trận thua Muangthong United (Thái Lan) ở trận play-off của AFC Champions League.
Càng không thể chấp nhận kiểu vừa chạy vừa đấm vào mặt đối phương mà Samson dành “tặng” cho hậu vệ Muangthong. Điều ấy nói cho cùng phản ánh một điều rằng nhiều cầu thủ đang thi đấu ở V-League quá xem thường sức khỏe của đồng nghiệp, và dường như chính những cầu thủ này đang nhiễm thói quen hễ thua là đá xấu, hễ thua là xài đến quyền, cước nhằm vào đối thủ theo kiểu triệt hạ lẫn nhau.
Không siết e sẽ làm xấu mặt chính mình
Không phải ngẫu nhiên mà mấy ngày qua dư luận đòi hỏi phải xử thật mạnh tay với Đinh Văn Ta, thậm chí cấm thi đấu dài hạn với cầu thủ đang khoác áo đội bóng đất Hoa Lư, vì không thể chấp nhận một cầu thủ đứng trên sân cỏ, nhưng lại thích đánh võ hơn là thích đá bóng.
Bóng đá nội rõ ràng là đang xuống cấp về mặt kỹ thuật, thụt lùi về mặt chiến thuật, nhìn từ thất bại của các đội bóng Việt Nam từ cấp độ đội tuyển cho đến cấp độ CLB. Không thể để bóng đá Việt Nam mang tiếng với quốc tế rằng hơn chục năm làm bóng đá chuyên nghiệp, yếu tố gia tăng đáng kể nhất trong bóng đá nội lại là bạo lực.
Mong Ban kỷ luật VFF đừng vì ngại đụng chạm, hay đừng ngại mất lòng mà đưa ra những án phạt theo kiểu dĩ hòa vi quí. Chỉ có những án phạt nặng mới đủ sức răn đe, và đủ sức nhắc nhở người vi phạm không dám tái phạm lần sau.
Những người điều hành bóng đá Việt Nam có lẽ cũng nên hiểu rằng người hâm mộ đến sân bóng để được chứng kiến những trận cầu hay, chứ chẳng ai muốn đến sân bóng đá để xem đấu… võ.
Người viết đánh giá cao động thái kịp thời của VPF khi lãnh đạo công ty đang điều hành giải V-League chính thức nêu ý kiến cần phải xử phạt thật nặng với Đinh Văn Ta. Chỉ mong rằng tất cả guồng máy đang điều hành nền bóng đá, cụ thể là với những người đang làm công tác kỷ luật chuyển động đồng bộ với thái độ cầu thị của những người muốn nói không với bạo lực.
Với những hành vi tương tự, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của đồng nghiệp như Đinh Văn Ta vừa làm, ở Đức, BTC Bundesliga cấm người vi phạm trên dưới cả chục trận là bình thường. Bóng đá Đức hiện tại hay và đẹp đến mức nào, thu hút khán giả đến mức nào là điều khỏi cần phải bàn cãi.
Thành ra, để chấn chỉnh tình trạng bạo lực trên sân cỏ trong nước, đi tìm cái đẹp cho V-League, tin rằng nếu chỉ cấm Đinh Văn Ta vài ba trận là chưa đủ, cũng chưa đủ sức răn đe những người thích bạo lực khác, trong bối cảnh mà bóng đá nội đang ngày một xấu xí.
Cách Đinh Văn Ta bên phía V.Ninh Bình đạp thẳng vào người Danny David bên phía ĐT Long An không phải là bóng đá. Hình ảnh ấy giống động tác của một VĐV kick-boxing ra đòn với đối thủ hơn là một cầu thủ đang cố khống chế đường đi bóng của đối phương.
Cũng không thể nói là Đinh Văn Ta vô tình trong tình huống ấy được. Bởi, nếu nhận thức được rằng có thể gây nguy hiểm cho đồng nghiệp, cầu thủ của đội bóng đất Hoa Lư hoàn toàn có thể “thu cước” và thu lực tác động vào Danny David trong tình huống vừa nêu.
Điều đáng nói hơn nữa là tình trạng bạo lực, thứ bóng đá xấu xí đang diễn ra nhan nhản nơi các đội bóng Việt Nam. Cách nay ít lâu, trung vệ Huy Hoàng từng phải nhập viện, nghỉ nhiều thắng trời vì cú trả đòn bằng gầm giày của tiền đạo Samson bên phía Hà Nội T&T.
Danny David (9) nạn nhân của pha vào bóng kinh hoàng mà Đinh Văn Ta (V.Ninh Bình) thực hiện
Nhưng bản thân Huy Hoàng trong pha dính chấn thương nặng cũng chẳng vừa gì, vì rõ ràng truyền hình khi đó ghi cận cạnh trung vệ của SL Nghệ An song phi cả 2 chân nhắm vào… ống quyển của đối phương.
Không chỉ chơi bạo lực ở sân cỏ trong nước, các cầu thủ đang đá ở V-League hiện tại còn mang cả thói quen xấu xí ấy ra đấu trường quốc tế. Không thể chấp nhận tình trạng đội bóng số 1 Việt Nam là Hà Nội T&T lại bị đuổi đến 2 người sau trận thua Muangthong United (Thái Lan) ở trận play-off của AFC Champions League.
Càng không thể chấp nhận kiểu vừa chạy vừa đấm vào mặt đối phương mà Samson dành “tặng” cho hậu vệ Muangthong. Điều ấy nói cho cùng phản ánh một điều rằng nhiều cầu thủ đang thi đấu ở V-League quá xem thường sức khỏe của đồng nghiệp, và dường như chính những cầu thủ này đang nhiễm thói quen hễ thua là đá xấu, hễ thua là xài đến quyền, cước nhằm vào đối thủ theo kiểu triệt hạ lẫn nhau.
Không siết e sẽ làm xấu mặt chính mình
Không phải ngẫu nhiên mà mấy ngày qua dư luận đòi hỏi phải xử thật mạnh tay với Đinh Văn Ta, thậm chí cấm thi đấu dài hạn với cầu thủ đang khoác áo đội bóng đất Hoa Lư, vì không thể chấp nhận một cầu thủ đứng trên sân cỏ, nhưng lại thích đánh võ hơn là thích đá bóng.
Bóng đá nội rõ ràng là đang xuống cấp về mặt kỹ thuật, thụt lùi về mặt chiến thuật, nhìn từ thất bại của các đội bóng Việt Nam từ cấp độ đội tuyển cho đến cấp độ CLB. Không thể để bóng đá Việt Nam mang tiếng với quốc tế rằng hơn chục năm làm bóng đá chuyên nghiệp, yếu tố gia tăng đáng kể nhất trong bóng đá nội lại là bạo lực.
Mong Ban kỷ luật VFF đừng vì ngại đụng chạm, hay đừng ngại mất lòng mà đưa ra những án phạt theo kiểu dĩ hòa vi quí. Chỉ có những án phạt nặng mới đủ sức răn đe, và đủ sức nhắc nhở người vi phạm không dám tái phạm lần sau.
Những người điều hành bóng đá Việt Nam có lẽ cũng nên hiểu rằng người hâm mộ đến sân bóng để được chứng kiến những trận cầu hay, chứ chẳng ai muốn đến sân bóng đá để xem đấu… võ.
Người viết đánh giá cao động thái kịp thời của VPF khi lãnh đạo công ty đang điều hành giải V-League chính thức nêu ý kiến cần phải xử phạt thật nặng với Đinh Văn Ta. Chỉ mong rằng tất cả guồng máy đang điều hành nền bóng đá, cụ thể là với những người đang làm công tác kỷ luật chuyển động đồng bộ với thái độ cầu thị của những người muốn nói không với bạo lực.
Với những hành vi tương tự, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của đồng nghiệp như Đinh Văn Ta vừa làm, ở Đức, BTC Bundesliga cấm người vi phạm trên dưới cả chục trận là bình thường. Bóng đá Đức hiện tại hay và đẹp đến mức nào, thu hút khán giả đến mức nào là điều khỏi cần phải bàn cãi.
Thành ra, để chấn chỉnh tình trạng bạo lực trên sân cỏ trong nước, đi tìm cái đẹp cho V-League, tin rằng nếu chỉ cấm Đinh Văn Ta vài ba trận là chưa đủ, cũng chưa đủ sức răn đe những người thích bạo lực khác, trong bối cảnh mà bóng đá nội đang ngày một xấu xí.
Kim Điền