Ba mục tiêu cho các đội tuyển bóng đá Việt Nam
(Dân trí) - Bóng đá Việt Nam có 3 mục tiêu quan trọng trong năm nay của đội tuyển nam, đội tuyển nữ và đội tuyển U19. Đấy đều là những mục tiêu quan trọng, nhưng phần quan trọng hơn là tính hệ thống, để không phải năm nào cũng chỉ quanh quẩn với mấy cái mục tiêu…
Mục tiêu nhất thời và tầm nhìn dài hơi
Bóng đá nội có 3 mục tiêu trong năm 2014 là đội tuyển nam đạt thành tích ở AFF Cup, đội tuyển nữ phải có vé dự VCK World Cup 2015 và đội tuyển U19 kiếm vé dự VCK World Cup U20 vào năm sau, thông qua giải U19 châu Á.
1 trong 3 mục tiêu ấy đã “gãy”, khi đội tuyển bóng đá nữ thất bại trước Thái Lan trong trận tranh vé play-off dự VCK World Cup.
2 mục tiêu còn lại cũng khiến người hâm mộ lo. Đội tuyển U19 bộc lộ nhiều khiếm khuyết, trong khi chính đội này rơi vào bảng khá căng, với những đối thủ mạnh là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tại giải châu lục.
Còn đội tuyển quốc gia nam hiện vẫn còn khá mơ hồi về lực lượng lẫn lối chơi, trong khi những kết quả mà bóng đá nội phải nhận liên tiếp trong các năm gần đây cho thấy chất lượng của chúng ta đang ở dưới nhóm đầu khu vực.
Sở dĩ các mục tiêu chính của bóng đá Việt Nam có cái không đạt có cái chưa thực hiện nhưng để lại nhiều nỗi lo, xuất phát từ chỗ lâu nay chúng ta chỉ quen đặt mục tiêu ngắn hạn mà quên mất điều quan trọng hơn là phải có chiến lược đường dài.
Bóng đá Việt Nam mỗi năm mỗi lên mục tiêu theo kiểu thời vụ, nhưng kỳ thực là các mục tiêu ấy thường không kế tục nhau.
Trong khi ở các nước phát triển, người ta làm bóng đá bằng những tầm nhìn, những định hướng, với lộ trình 5 – 10 năm, thậm chí 20 năm, thì ở bóng đá Việt Nam, những người điều hành bóng đá đề ra mục tiêu theo kiểu mưa lúc nào mát mặt lúc ấy.
Câu chuyện của đội tuyển nữ là một ví dụ. Chúng ta mơ đến chuyện dự World Cup, nhưng kỳ thực cách đầu tư không xứng với giấc mơ ấy.
Nếu như Thái Lan từ lúc còn thua bóng đá nữ Việt Nam cách nay hơn chục năm đã nghĩ đến chuyện phải đầu tư khác, họ “nuôi gà chọi” từ thời điểm ấy, với từng lứa cầu thủ được gửi đi nước ngoài tu nghiệp.
Bóng đá nữ Việt Nam tội nghiệp hơn nhiều. Chúng ta không hề chuẩn bị cho họ từ nhiều năm trước. Chỉ đến gần ngày đá giải thì ghép cho họ 1 – 2 chuyến tập huấn, mà người ở nhà cố “ru” nhau là tốt.
Đi trước về sau
Người Thái không có giải VĐQG nữ, nhưng họ sẵn sàng lăn vào các trường học để tuyển người, họ có hẳn những chuyên gia săn lùng tài năng. Đấy là cách làm mà nếu không chuẩn bị trước, không có kế hoạch rõ ràng (từ khâu tuyển người đến khâu tìm tài chính) chắc chắn không bao giờ làm được.
Bóng đá Nhật càng siêu hơn. Chỉ cho đến năm nay, Nhật Bản mới lần đầu vô địch bóng đá nữ. Trước đó, họ thua Trung Quốc xa lắm, rồi thua tiếp CHDCND Triều Tiên. Nhưng sau gần 20 năm đầu tư, bóng đá Nhật giờ không chỉ nhất châu Á mà còn nhất thế giới.
Ở đây, tiền chỉ là một khía cạnh, khía cạnh khác ở chỗ phương pháp thực hiện. CHDCND Triều Tiên không phải là nước giàu, nhưng bóng đá của nước này thuộc vào loại siêu mạnh ở châu Á.
Cùng thời điểm, bóng đá nam Việt Nam từng có lúc có rất nhiều tiền. Nhiều tiền đến mức cả Đông Nam Á còn phải choáng với mục tiêu 18,2 triệu USD (hơn 380 tỷ đồng) mà chủ tịch VFF sẽ kiếm ra trong năm 2014. Nhưng có nhiều tiền không có nghĩa là biết cách xài tiền.
Ngay cả ở vào thời kỳ giàu nhất, bóng đá nam Việt Nam cũng không mạnh. Tiền thay vì được đổ vào bóng đá trẻ, đổ vào cơ sở vật chất, lại toàn được đổ đi để giật cầu thủ của nhau, trong khi người điều hành nền bóng đá thiếu định hướng để dung hòa. Hậu quả là giờ bóng đá nam từ chỗ nhất Đông Nam Á hồi năm 2008, giờ có lẽ chỉ còn đứng 5 hay 6 gì đó.
Tiếp sau đội nữ, đội tuyển U19 cũng đối diện với mục tiêu rõ ràng. Để đi đến tuyên bố muốn có vé dự giải U20 thế giới thông qua giải châu Á, người lớn không nghiên cứu đối thủ, cũng không biết chắc mình ở đâu? Chỉ đơn giản thấy cái học viện của bầu Đức đá đẹp, đá thắng được vài trận là tuyên bố như thể ta đã ở trên đỉnh châu Á.
Không có tính khoa học trong việc phát triển, không có định hướng đầu tư có chiều sâu, thì mỗi năm có đề ra 3 hay 30 mục tiêu có khi cũng chẳng đạt!
Bóng đá nội có 3 mục tiêu trong năm 2014 là đội tuyển nam đạt thành tích ở AFF Cup, đội tuyển nữ phải có vé dự VCK World Cup 2015 và đội tuyển U19 kiếm vé dự VCK World Cup U20 vào năm sau, thông qua giải U19 châu Á.
1 trong 3 mục tiêu ấy đã “gãy”, khi đội tuyển bóng đá nữ thất bại trước Thái Lan trong trận tranh vé play-off dự VCK World Cup.
2 mục tiêu còn lại cũng khiến người hâm mộ lo. Đội tuyển U19 bộc lộ nhiều khiếm khuyết, trong khi chính đội này rơi vào bảng khá căng, với những đối thủ mạnh là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tại giải châu lục.
Mục tiêu lớn của đội U19 Việt Nam không đến từ lộ trình dài hơi, mà đến từ sự hưng phấn nhất thời, ảnh: Kim Điền
Còn đội tuyển quốc gia nam hiện vẫn còn khá mơ hồi về lực lượng lẫn lối chơi, trong khi những kết quả mà bóng đá nội phải nhận liên tiếp trong các năm gần đây cho thấy chất lượng của chúng ta đang ở dưới nhóm đầu khu vực.
Sở dĩ các mục tiêu chính của bóng đá Việt Nam có cái không đạt có cái chưa thực hiện nhưng để lại nhiều nỗi lo, xuất phát từ chỗ lâu nay chúng ta chỉ quen đặt mục tiêu ngắn hạn mà quên mất điều quan trọng hơn là phải có chiến lược đường dài.
Bóng đá Việt Nam mỗi năm mỗi lên mục tiêu theo kiểu thời vụ, nhưng kỳ thực là các mục tiêu ấy thường không kế tục nhau.
Trong khi ở các nước phát triển, người ta làm bóng đá bằng những tầm nhìn, những định hướng, với lộ trình 5 – 10 năm, thậm chí 20 năm, thì ở bóng đá Việt Nam, những người điều hành bóng đá đề ra mục tiêu theo kiểu mưa lúc nào mát mặt lúc ấy.
Câu chuyện của đội tuyển nữ là một ví dụ. Chúng ta mơ đến chuyện dự World Cup, nhưng kỳ thực cách đầu tư không xứng với giấc mơ ấy.
Nếu như Thái Lan từ lúc còn thua bóng đá nữ Việt Nam cách nay hơn chục năm đã nghĩ đến chuyện phải đầu tư khác, họ “nuôi gà chọi” từ thời điểm ấy, với từng lứa cầu thủ được gửi đi nước ngoài tu nghiệp.
Bóng đá nữ Việt Nam tội nghiệp hơn nhiều. Chúng ta không hề chuẩn bị cho họ từ nhiều năm trước. Chỉ đến gần ngày đá giải thì ghép cho họ 1 – 2 chuyến tập huấn, mà người ở nhà cố “ru” nhau là tốt.
Đi trước về sau
Người Thái không có giải VĐQG nữ, nhưng họ sẵn sàng lăn vào các trường học để tuyển người, họ có hẳn những chuyên gia săn lùng tài năng. Đấy là cách làm mà nếu không chuẩn bị trước, không có kế hoạch rõ ràng (từ khâu tuyển người đến khâu tìm tài chính) chắc chắn không bao giờ làm được.
Bóng đá Nhật càng siêu hơn. Chỉ cho đến năm nay, Nhật Bản mới lần đầu vô địch bóng đá nữ. Trước đó, họ thua Trung Quốc xa lắm, rồi thua tiếp CHDCND Triều Tiên. Nhưng sau gần 20 năm đầu tư, bóng đá Nhật giờ không chỉ nhất châu Á mà còn nhất thế giới.
Ở đây, tiền chỉ là một khía cạnh, khía cạnh khác ở chỗ phương pháp thực hiện. CHDCND Triều Tiên không phải là nước giàu, nhưng bóng đá của nước này thuộc vào loại siêu mạnh ở châu Á.
Cùng thời điểm, bóng đá nam Việt Nam từng có lúc có rất nhiều tiền. Nhiều tiền đến mức cả Đông Nam Á còn phải choáng với mục tiêu 18,2 triệu USD (hơn 380 tỷ đồng) mà chủ tịch VFF sẽ kiếm ra trong năm 2014. Nhưng có nhiều tiền không có nghĩa là biết cách xài tiền.
Ngay cả ở vào thời kỳ giàu nhất, bóng đá nam Việt Nam cũng không mạnh. Tiền thay vì được đổ vào bóng đá trẻ, đổ vào cơ sở vật chất, lại toàn được đổ đi để giật cầu thủ của nhau, trong khi người điều hành nền bóng đá thiếu định hướng để dung hòa. Hậu quả là giờ bóng đá nam từ chỗ nhất Đông Nam Á hồi năm 2008, giờ có lẽ chỉ còn đứng 5 hay 6 gì đó.
Tiếp sau đội nữ, đội tuyển U19 cũng đối diện với mục tiêu rõ ràng. Để đi đến tuyên bố muốn có vé dự giải U20 thế giới thông qua giải châu Á, người lớn không nghiên cứu đối thủ, cũng không biết chắc mình ở đâu? Chỉ đơn giản thấy cái học viện của bầu Đức đá đẹp, đá thắng được vài trận là tuyên bố như thể ta đã ở trên đỉnh châu Á.
Không có tính khoa học trong việc phát triển, không có định hướng đầu tư có chiều sâu, thì mỗi năm có đề ra 3 hay 30 mục tiêu có khi cũng chẳng đạt!
Trọng Vũ