Vị thế nào cho bóng đá Việt Nam?
(Dân trí) - Nhiệm kỳ 7 của VFF hiện tại được tiếng là có quan hệ rộng với FIFA và AFC, do có người của VFF có chân trong đấy. Nhưng gần đây người ta không khỏi đặt dấu hỏi là vị thế của bóng đá Việt Nam có thật sự được quốc tế đánh giá cao?
Futsal mất suất dự VCK các CLB châu Á vì cách tính mơ hồ
Thông báo mới nhất của AFC đã xác định xong 8 đại diện của 8 nền bóng đá sẽ dự VCK futsal các CLB châu Á 2014, diễn ra từ ngày 25 – 30/8 tới đây tại Chengdu (Trung Quốc).
Theo đó, ngoài đại diện của nước chủ nhà (đương nhiên), sẽ là đội vô địch của các quốc gia gồm Thái Lan (nước đang sở hữu nhà ĐKVĐ futsal các CLB châu Á), Nhật Bản, Iran, Uzbekistan, Lebanon, Australia và Kuwait.
Theo giải thích của AFC, ngoại trừ chủ nhà Trung Quốc, 7 đại diện còn lại đến từ 7 quốc gia có đội tuyển lọt vào vòng tứ kết giài vô địch futsal châu Á 201, vừa mới kết thúc ở TPHCM. Và cay đắng hơn nữa, Việt Nam là quốc gia duy nhất cũng có mặt ở tứ kết, nhưng đại diện của chúng ta lại bị loại ở sân chơi các CLB vô địch châu lục.
Cách tính của AFC đặt futsal Việt Nam vào hạng 8 châu Á sau giải đấu trên, coi như phải đứng dưới 7 nền futsal vừa nêu (ngoại trừ chủ nhà Trung Quốc), rồi mất suất. Đấy là cách tính rất mơ hồ.
Bởi, không có gì chứng mình rằng futsal Việt Nam kém Lebanon, Kuwait, hay Australia? Thậm chí chúng ta còn thắng chính Kuwait ở giải vô địch châu Á. Dựa vào tỷ số thua đậm 4-11 của ta trước Iran ở tứ kết cũng không thuyết phục, bởi kết quả thua đậm hay không đậm còn tùy thuộc vào đối thủ.
Câu trả lời “dễ” chấp nhận nhất đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam lúc này có lẽ xuất phát từ vị thế, từ tầm ảnh hưởng mờ nhạt của VFF đối với liên đoàn châu lục.
Vì một liên đoàn mạnh là một liên đoàn chắc chắn phải có ảnh hưởng lớn hơn nhiều, chứ không thể có chuyện AFC quyết sao ta nghe vậy, dựa trên những tính toán chưa đủ sức thuyết phục, trong việc chọn đại diện đá ở VCK futsal các CLB châu Á.
Một liên đoàn mạnh cũng không phải một liên đoàn cho dù chúng ta tổ chức giải bóng đá nữ châu Á ngay trên sân nhà, nhưng chúng ta lại phải chịu thiệt khi xảy ra sự cố trọng tài Thái Lan trong trận Việt Nam – Australia, dù sau đó Thái Lan lại là đối thủ của ta ở trận play-off.
Lệch định hướng
2 trong số những mục tiêu lớn nhất của bóng đá nội trong năm là đội tuyển nữ lấy vé dự VCK World Cup 2015 (đã thất bại) và đội U19 phấn đấu vào bán kết giải châu Á, qua đó kiếm vé dự VCK U20 thế giới.
Điều đáng nói ở chỗ những mục tiêu đấy không phải xuất phát từ các chiến lược dài hơi, kiểu như 10 – 15 năm trước đầu tư như thế nào, thì hiện tại sẽ có kết quả tương xứng. Đấy chỉ là những mục tiêu đến từ phút ngẫu hứng nhất thời của bộ máy điều hành bóng đá.
Kiểu như CHDCND Triều Tiên bị cấm tham dự World Cup, châu Á thừa ra một suất thì đội nữ Việt Nam đến gần ngày diễn ra giải được bơm một số tiền để tranh vé, hoặc đội tuyển U19 có được cái học viện của bầu Đức làm nòng cốt đá xem được chút xíu, người lớn vội phán ngay đội đấy sẽ làm nên chuyện tại VCK U19 châu Á.
Đấy không phải là định hướng, mà đơn thuần đấy chỉ là những sản phẩm ăn theo thời cuộc.
Ít người lạc quan đến mức đặt niềm tin vào đội tuyển U19, nhất là kết quả bốc thăm đưa đội vào bảng có Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Rồi cho dù đội tuyển nữ cách nay vài ngày hay đội tuyển U19 sắp tới có thành công đi chăng nữa, cũng chẳng có gì đảm bảo rằng đấy là vị trí tương xứng với bóng đá Việt Nam.
Làm bóng đá khác với kiểu trồng cây ngắn ngày, bóng đá cũng không phải là những cú áp phe để thực hiện những mục tiêu ngắn hạn. Làm bóng đá cần chiến lược bài bản, và muốn có kết quả ổn định thì phải đầu tư ổn định.
Vị thế của một liên đoàn cũng không nằm ở chỗ kéo giải này, giải kia về sân nhà rồi bảo rằng liên đoàn mình đang mạnh (đấy là chưa tính đến chuyện nhiều giải chúng ta tổ chức nhiều nước không muốn nhận vì ngại tốn kém).
Một liên đoàn mạnh hay yếu nằm ở chỗ liên đoàn đó có tầm ảnh hưởng thế nào đối với quốc tế? Nó khác xa với kiểu được sắp ghế ngồi cho đủ mâm, thỉnh thoảng ra nước ngoài đi họp, nhưng đến lúc họ ra những quyết định, thì chúng ta toàn chịu thiệt!
Thông báo mới nhất của AFC đã xác định xong 8 đại diện của 8 nền bóng đá sẽ dự VCK futsal các CLB châu Á 2014, diễn ra từ ngày 25 – 30/8 tới đây tại Chengdu (Trung Quốc).
Theo đó, ngoài đại diện của nước chủ nhà (đương nhiên), sẽ là đội vô địch của các quốc gia gồm Thái Lan (nước đang sở hữu nhà ĐKVĐ futsal các CLB châu Á), Nhật Bản, Iran, Uzbekistan, Lebanon, Australia và Kuwait.
Theo giải thích của AFC, ngoại trừ chủ nhà Trung Quốc, 7 đại diện còn lại đến từ 7 quốc gia có đội tuyển lọt vào vòng tứ kết giài vô địch futsal châu Á 201, vừa mới kết thúc ở TPHCM. Và cay đắng hơn nữa, Việt Nam là quốc gia duy nhất cũng có mặt ở tứ kết, nhưng đại diện của chúng ta lại bị loại ở sân chơi các CLB vô địch châu lục.
Futsal Việt Nam mất suất dự VCK giải các CLB châu Á vì cách tính rất mơ hồ của AFC, ảnh: Kim Điền
Cách tính của AFC đặt futsal Việt Nam vào hạng 8 châu Á sau giải đấu trên, coi như phải đứng dưới 7 nền futsal vừa nêu (ngoại trừ chủ nhà Trung Quốc), rồi mất suất. Đấy là cách tính rất mơ hồ.
Bởi, không có gì chứng mình rằng futsal Việt Nam kém Lebanon, Kuwait, hay Australia? Thậm chí chúng ta còn thắng chính Kuwait ở giải vô địch châu Á. Dựa vào tỷ số thua đậm 4-11 của ta trước Iran ở tứ kết cũng không thuyết phục, bởi kết quả thua đậm hay không đậm còn tùy thuộc vào đối thủ.
Câu trả lời “dễ” chấp nhận nhất đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam lúc này có lẽ xuất phát từ vị thế, từ tầm ảnh hưởng mờ nhạt của VFF đối với liên đoàn châu lục.
Nhiều người vẫn cay đắng về công tác trọng tài đối với đội nữ, dù chúng ta đá sân nhà, ảnh: Kim Điền
Vì một liên đoàn mạnh là một liên đoàn chắc chắn phải có ảnh hưởng lớn hơn nhiều, chứ không thể có chuyện AFC quyết sao ta nghe vậy, dựa trên những tính toán chưa đủ sức thuyết phục, trong việc chọn đại diện đá ở VCK futsal các CLB châu Á.
Một liên đoàn mạnh cũng không phải một liên đoàn cho dù chúng ta tổ chức giải bóng đá nữ châu Á ngay trên sân nhà, nhưng chúng ta lại phải chịu thiệt khi xảy ra sự cố trọng tài Thái Lan trong trận Việt Nam – Australia, dù sau đó Thái Lan lại là đối thủ của ta ở trận play-off.
Lệch định hướng
2 trong số những mục tiêu lớn nhất của bóng đá nội trong năm là đội tuyển nữ lấy vé dự VCK World Cup 2015 (đã thất bại) và đội U19 phấn đấu vào bán kết giải châu Á, qua đó kiếm vé dự VCK U20 thế giới.
Điều đáng nói ở chỗ những mục tiêu đấy không phải xuất phát từ các chiến lược dài hơi, kiểu như 10 – 15 năm trước đầu tư như thế nào, thì hiện tại sẽ có kết quả tương xứng. Đấy chỉ là những mục tiêu đến từ phút ngẫu hứng nhất thời của bộ máy điều hành bóng đá.
Kiểu như CHDCND Triều Tiên bị cấm tham dự World Cup, châu Á thừa ra một suất thì đội nữ Việt Nam đến gần ngày diễn ra giải được bơm một số tiền để tranh vé, hoặc đội tuyển U19 có được cái học viện của bầu Đức làm nòng cốt đá xem được chút xíu, người lớn vội phán ngay đội đấy sẽ làm nên chuyện tại VCK U19 châu Á.
Đấy không phải là định hướng, mà đơn thuần đấy chỉ là những sản phẩm ăn theo thời cuộc.
Ít người lạc quan đến mức đặt niềm tin vào đội tuyển U19, nhất là kết quả bốc thăm đưa đội vào bảng có Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Rồi cho dù đội tuyển nữ cách nay vài ngày hay đội tuyển U19 sắp tới có thành công đi chăng nữa, cũng chẳng có gì đảm bảo rằng đấy là vị trí tương xứng với bóng đá Việt Nam.
Làm bóng đá khác với kiểu trồng cây ngắn ngày, bóng đá cũng không phải là những cú áp phe để thực hiện những mục tiêu ngắn hạn. Làm bóng đá cần chiến lược bài bản, và muốn có kết quả ổn định thì phải đầu tư ổn định.
Vị thế của một liên đoàn cũng không nằm ở chỗ kéo giải này, giải kia về sân nhà rồi bảo rằng liên đoàn mình đang mạnh (đấy là chưa tính đến chuyện nhiều giải chúng ta tổ chức nhiều nước không muốn nhận vì ngại tốn kém).
Một liên đoàn mạnh hay yếu nằm ở chỗ liên đoàn đó có tầm ảnh hưởng thế nào đối với quốc tế? Nó khác xa với kiểu được sắp ghế ngồi cho đủ mâm, thỉnh thoảng ra nước ngoài đi họp, nhưng đến lúc họ ra những quyết định, thì chúng ta toàn chịu thiệt!
Trọng Vũ