Vùng biển lợi hại
Trong tuần này, làn sóng phản đối chống Nhật đã lan rộng ra hàng chục thành phố của Trung Quốc, do Tokyo mua lại 3 hòn đảo tranh chấp nằm trong quần đảo mà phía Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Tuần trước, căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đã lên đến cao điểm khi Nhật Bản tuyên bố hoàn tất thủ tục mua ba hòn đảo không có người ở nói trên. Trong khi động thái trên được dự định là sẽ bị ngăn chặn một cách quyết liệt, thống đốc Tokio theo chủ nghĩa dân tộc đã tự mua lại những hòn đảo nói trên, điều này đã làm tổn hại đến Bắc Kinh và đẩy Tokio vào thời điểm tồn tệ nhất.
Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng trước động thái tái khẳng định chủ quyền của Nhật Bản với nhiều biện pháp mà giới truyền thông quốc gia gọi là "quả đấm hợp lực". Làn sóng phản đối Nhật Bản từ các thành viên bộ chính trị đến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi ông thề rằng "không bao giờ nhượng bộ một tấc đất nào" và đe dọa sự trừng phạt về kinh tế đồng thời tuyên bố cuộc tập trận chung giữa lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc cùng với quân đoàn tên lửa chiến lược, bao gồm tập trận trên đất liền tại bờ Biển Vàng và sa mạc Gobi.
Tuy nhiên, một động thái "lặng lẽ" hơn nhưng không kém phần nghiêm trọng đó là vào ngày 10/9 vừa qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố chính thức về chủ quyền lãnh hải của quốc gia này tại vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Theo Bắc Kinh, động thái này đã đặt những hòn đảo tranh chấp một cách hợp pháp dưới sự quản lý hành chính của Trung Quốc và đã thách thức một cách trực tiếp sự quản lý các đảo này của Nhật trong hơn 40 năm qua. Kể từ khi những hòn đảo nói trên do người Nhật kiểm soát từ năm 1972, chúng đã chịu sự quản lý của người Nhật.
Bước đi này của Trung Quốc cũng là sự chuyển hướng so với chính sách trước đây nhằm tìm kiếm sự hợp tác thăm dò nguồn tài nguyên thiên nhiên với người Nhật thông qua đàm phán, và cũng khác xa so với cách tiếp cận của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nơi tồn tại sự nhập nhằng một cách có tính toán có liên quan đến những tranh chấp của nước này một cách không rõ ràng tại nhiều hòn đảo mà Trung Quốc đang lên tiếng đòi chủ quyền.
Như một động thái chưa từng có tiền lệ đối với việc chính thức hóa việc tranh chấp về vấn đề lãnh thổ đã buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm với luật pháp của chính mình và với dư luận trong nước trong việc xác nhận quyền hạn pháp lý về hải lý xung quanh đảo Điếu Ngư/ Senkaku.
Ngay sau khi hải phận được tuyên bố, Trung Quốc đã gửi 6 tàu giám sát đại dương đến vùng biển tranh chấp, cái mà bộ Ngoại giao nước này cho là "hành động thực thi luật bảo vệ chủ quyền". Ngoài ra, cơ quan thực thi luật pháp hàng hải lớn thứ hai của Trung Quốc, Ban quản lý ngư nghiệp thông báo kế hoạch kiếm soát vùng biển tranh chấp với việc bảo hộ 1.000 tàu đánh cá Trung Quốc vừa rời khỏi vùng biển này.
Phản ứng cứng rắn của Bắc Kinh đã khiến cộng đồng trong nước và quốc tế lo ngại. Nhiều nhà phân tích Trung Quốc nghi ngờ Nhật Bản âm mưu phá hoại sự chuyển giao quyền lực sắp tới của Trung Quốc và làm mất ổn định tình hình trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
Quá trình chuyển giao quyền lực đã bị phủ bóng đen sau vụ việc bê bối khiến hai cựu địch thủ là ứng cử viên hàng đầu phải rời bỏ chính trường và mới đây là vụ chủ tịch nước Tập Cận Bình, người được cho là nhân vật sẽ kế nhiệm trong đại hội tới, vắng mặt bất thường trong tuần qua làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe của vị lãnh đạo tương lại này. Trong khi đó, nỗi thất vọng của dân chúng lại gia tăng khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, nạn tham nhũng lan tràn, lạm phát tăng và giá nhà ở "rơi" thảm hại cùng với việc nội bộ lãnh đạo không đoàn kết, khiến Bắc Kinh càng không thể thờ ơ với lợi ích quốc gia trong khi phải đối mặt với các vấn đề lịch sử.
Tuy nhiên, chiều hướng phong trào chủ nghĩa dân tộc hiện nay đã ngăn cản đáng kể sự lựa chọn tương lai của Trung Quốc trong việc làm dịu tình hình. Với tất cả sự nỗ lực của chính phủ trong việc kiếm soát, kiểm duyệt, Internet đã trao cho số đông người Trung Quốc cách tiếp cận công khai chưa từng có về thông tin, xói mòn sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với sự dao động chủ nghĩa dân tộc.
Người sử dụng Internet hiện có thể theo dõi những con tàu thực thi luật pháp của Trung Quốc thông qua hình ảnh truyền lên vệ tinh, nhạo báng và chỉ trích chính phủ khi họ ngừng đấu tranh tại vùng biển tranh chấp, dẫn đến việc Bắc Kinh thực thi tuyên bố một cách có trách nhiệm, những tuyên bố có thể được đưa ra trong thời điểm áp lực xã hội cao nhưng với lựa chọn của tương lai ban hành có sự lựa chọn.
Và hai cơ quan thực thi luật pháp hàng hải lớn nhất của Trung Quốc đã sẵn sàng hoàn tất thủ tục pháp lý tại Biển Đông, trao quyền hợp pháp hơn nữa trong việc đòi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông. Một cựu giám đốc cơ quan giám sát bờ biển cho biết rằng "mục đích và nhiệm vụ ban đầu" của Trung Quốc diễn ra ngay khi được thông báo về ranh giới hải lý được công bố là cất cẳng lực lượng phòng vệ Nhật Bản ra khỏi vùng biển tranh chấp.
Nhiều tàu tuần tra của Trung Quốc hoạt động thường xuyên hơn trên biển cùng với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiếp tục tuần tra ở gần những hòn đảo tranh chấp làm gia tăng nguy cơ đụng độ trên biển cao hơn bao giờ hết. Mặc dù hai nước đã giải quyết những vấn đề trong quá khứ như vụ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bắt một thủy thủ Trung Quốc năm 2010 và tiếp theo đó là những căng thẳng ngấm ngầm, tình hình hiện nay đang diễn ra theo một trật tự khác. Hành động đó được cho là quá khích đối với ngư dân Trung Quốc. Tuy nhiên, một cuộc đụng độ nhỏ giữa những tàu thực thi luật pháp một cách chính thức trong bối cảnh hiện nay chứng tỏ rằng không thể giải thích được.