1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Vụ chen lấn xô đổ cổng trường Thực Nghiệm lên báo Mỹ

(Dân trí ) - Anh Đào Quốc Huy và vợ cùng nhiều ông bố bà mẹ khác đã chôn chân bên ngoài cổng trường tiểu học Thực Nghiệm từ lúc 3 giờ sáng. Khi mặt trời mọc, đám đông chen lấn nhau khiến cổng trường bị đổ trong một cuộc chạy đua để mua hồ sơ xin học.

 
Xô đổ cổng trường để mua đơn dự tuyển vào lớp 1
Cổng trường Thực Nghiệm bị xô đổ trong ngày bán đơn dự tuyển vào lớp 1 hôm 12/5. (Ảnh: Nhân Hà)

Trường Thực Nghiệm là một trong số ít những người công tại Việt Nam chú trọng vào phương pháp giảng dạy kiểu Mỹ thay vì phương pháp học thuộc lòng. Khoảng 600 học sinh mẫu giáo trên khắp thủ đô sẽ ganh đua nhau để được chọn vào 200 suất lớp 1 của trường năm nay.

“Cứ như là chơi xổ số vậy”, anh Huy, 35 tuổi, người hi vọng con gái anh sẽ nằm trong số những bé trúng tuyển, nói. “Chúng tôi cần phải gặp may”.

Vụ chen lấn gần đây tại trường Thực Nghiệm, vốn khiến một số người bị thương nhẹ, cho thấy một vấn đề mà các chuyên gia cho rằng đã đưa ra một bài toán cho giới chức giáo dục Việt Nam: gần 40 năm sau chiến tranh, hệ thống giáo dục trong nước vẫn còn lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế. Và tầng lớp trung lưu mới nổi đang tuyệt vọng để tìm ra những phương án thay thế cho nền giáo dục hiện tại.

Tại Việt Nam, nơi giáo dục được đề cao, các trường học ở tất cả các cấp đều gặp phải tình trạng gian lận, hối lộ và thiếu các nhà nghiên cứu và các chương trình cấp độ quốc tế. Kết quả là ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam vào học tại các trường tư kiểu quốc tế và sau đó đi du học ở nước ngoài.

Mặc dù thu nhập bình quân trên đầu người tại Việt Nam chỉ là 1.400 USD, nhưng số liệu trong năm ngoái cho thấy hơn 30.000 người Việt Nam đã đi du học nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về số lượng sinh viên du học tại Australia và đứng thứ 8 tại Mỹ, trên cả Mexico, Brazil và Pháp.

Số sinh viên Việt Nam học tập tại Mỹ đã tăng lên 7 gầp từ mức 2.000 người trong thập niên qua. Hầu hết trong số 15.000 sinh viên đang học tập tại Mỹ trong năm ngoái không giành được học bổng từ các trường danh tiếng, mà thay vào đó là học các trường cộng đồng bằng học phí do gia đình họ chi trả, Theo viện giáo dục quốc tế tại New York.

Không giống các trường đại học tại Trung Quốc, nơi giới chức đã tiến hành các cuộc cải cách mạnh mẽ vào những năm 1980, các trường tại Việt Nam chưa theo kịp một thế giới ngày càng toàn cầu hoá, các chuyên gia nhận định. Việt Nam vẫn duy trì hệ thống giáo dục dựa vào quản lý tập trung không hiệu quả và thiếu tư duy thực tế.

Mô hình giáo dục của Việt Nam là “một kiểu phù hợp với tất cả” và các lãnh đạo “cần phải nỗ lực hơn nữa để biến giáo dục trở thành một dạng tài sản”, Mai Thanh, một chuyên gia giáo dục cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, nói. “Tôi xem đó là một cơ hội bị bỏ lỡ”.

Các nhà phân tích cho hay cuộc khủng hoảng giáo dục tại Việt Nam đe doạ làm ảnh hưởng tới lực lượng lao động nội địa và cản trở sự phát triển của quốc gia.

Intel, hãng chế tạo chip máy tính lớn nhất thế giới, đã phải vật lộn để tuyển dụng các công nhân có tay nghề cho nhà máy chế tạo ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ Trường Kennedy thuộc Đại học Havard cho biết.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay “cơ sở hạ tầng nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ các nhu cầu giáo dục ngày càng gia tăng. Các nhà nghiên cứu từ Havard cho biết công cuộc cải cách trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam đã bị rơi vào trạng thái “băng giá” kể từ khi cải cách kinh tế và sự mở cửa bắt đầu vào giữa những năm 1980.

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù Việt Nam đầu tư nhiều hơn vào giáo dục hơn nhiều quốc gia tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề là nằm ở chỗ quản lý yếu kém chứ không phải thiếu sự đầu tư.

Một vấn đề khác là chuyện các bậc cha mẹ hối lộ cho giáo viên để được điểm cao và bằng cấp tốt hơn đã trở thành chuyện bình thường. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức minh bạc quốc tế cho rằng giáo dục Việt Nam là lĩnh vực tham nhũng thứ 2 chỉ sau luật pháp.

Truyền thông quốc gia cũng thường xuyên đưa tin về các vụ bê bối liên quan tới giáo dục, trong đó có một vụ việc xảy ra gần đây trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học tại tỉnh Bắc Giang. Sau khi một học sinh dùng camera bí mật quay cảnh một vụ gian lận, 6 giáo viên và cán bộ đã bị xử phạt.

Hồi đầu tháng này, quốc hội đã thông qua một bộ luật nhằm trao quyền tự quản nhiều hơn cho các trường đại học Việt Nam, nhưng các nhà cải cách giáo dục vẫn tỏ ra hoài nghi.

“Nhiều trường đại học chỉ quan tâm tới việc tuyển nhiều sinh viên nhất có thể. Các sinh viên sẽ đi đâu sau khi tốt nghiệp và liệu có thể tìm được việc làm?”, Đặng Thị Mỹ Hương, một đại biểu quốc hội, đặt câu hỏi.

Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam giờ đây đang băn khoăn không biết làm thế nào để giúp con cái học tập tốt trong một hệ thống giáo dục còn yếu kém. Một giải pháp là đăng ký cho các học sinh tham gia vào các lớp học buổi tối do các giáo viên trường công giảng dạy. Hầu hết các gia đình Việt Nam không đủ tiền cho con học tại các trường tư hay các trường ở nước ngoài.

Nhưng ông bố Đào Quốc Huy, người từng đợi suốt đêm bên ngoài trường Thực Nghiệm, đã gặp may. Cô con gái 6 tuổi của anh gần đây đã được nhận vào một ngôi trường có chi phí 870.000 đồng/tháng, khoản tiền mà anh nói rẻ hơn khoảng 10 lần so với các trường tư.

“Mọi người muốn cải cách hệ thống giáo dục nhưng không thể làm gì nhiều. Giáo dục chỉ là một bánh xe trong guồng quay mà thôi”, anh nói.

An Bình
Theo AP

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm