1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Vì sao Ngoại trưởng Nga bị chặn ở sân bay Armsterdam?

Vào cuối tháng 6 vừa qua, trên đường tới Yemene dự Hội nghị Tổ chức các quốc gia Hồi giáo mà Nga được hưởng quy chế quan sát viên, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov đã dừng chân một ngày tại Hà Lan.

Tại đây, ông có cuộc hội đàm với Thủ tướng và Ngoại trưởng nước chủ nhà về mối quan hệ giữa Nga và EC.

 

Mọi chuyện đều diễn ra hết sức bình thường cho tới khi ông ra sân bay Armsterdam để tiếp tục chuyến công cán. Chiếc máy bay của ông đang chuẩn bị cất cánh thì bị nhân viên an ninh Hà Lan bất ngờ chặn giữ lại.

 

Trong lúc Ngoại trưởng Nga buộc phải ngồi chờ tại phòng đợi dành riêng cho các đoàn đại biểu chính thức, phía Hà Lan đưa ra vài lý do để giải thích tại sao máy bay không được phép cất cánh. Và các lý do đưa ra mỗi lúc một lạ lùng hơn.

 

Lúc đầu, ông Lavrov được giải thích là chiếc máy bay của ông bị nghi ngờ là có giấu kim cương bất hợp pháp. Theo lời các nhân viên an ninh Hà Lan thì ít ngày trước, tại sân bay này đã xảy vụ mất cắp một số lượng kim cương trị giá gần một triệu USD. Vì vậy, họ yêu cầu được khám xét bên trong khoang máy bay.

 

Dĩ nhiên phía Nga lịch sự từ chối. Đội bảo vệ của Ngoại trưởng Nga trả lời rằng theo quy định của công pháp quốc tế thì ông Lavrov được hưởng quyền bất khả xâm phạm trong thời gian thực hiện các chuyến công du quốc tế và bên trong máy bay của ông được coi là lãnh thổ Nga. Do đó, không thể có chuyện khám xét máy bay được.

 

Tiếp đó, đoàn đại biểu Nga lại được các nhân viên an ninh Hà Lan cho biết rằng họ chặn giữ máy bay là do vào đêm hôm trước, có một số phần tử khả nghi đeo mặt nạ đen chăm chú theo dõi chiếc máy bay của đoàn đại biểu Nga. Thậm chí chúng còn mưu toan đột nhập vào bên trong máy bay.

 

Nhưng lý do này cũng không hề có sức thuyết phục đối với phía Nga. Đội bảo vệ Nga trả lời rằng chiếc máy bay của Ngoại trưởng Lavrov được canh giữ cẩn mật suốt ngày đêm ngay từ lúc hạ cánh, do đó nếu có kẻ nào mưu toan đột nhập vào thì cũng không thể đột nhập được.

 

Sau khi nghe phía Nga cam đoan như vậy, các nhân viên an ninh Hà Lan chắc hẳn đã mất hết hy vọng khám xét máy bay và đành cho phép máy bay cất cánh.

 

Chiếc máy bay của ông Lavrov vậy là bị chặn giữ lại gần hai tiếng đồng hồ trên đường băng và đến gần nửa đêm mới được phép cất cánh. Sáng hôm sau, Bộ ngoại giao Nga gọi sự việc xảy ra tại sân bay Armsterdam là “biện pháp đề phòng của các cơ quan an ninh Hà Lan nhằm bảo đảm an ninh cho đoàn đại biểu Nga” và tuyên bố không có chuyện rắc rối gì xung quanh việc chặn giữ máy bay.

 

Còn Ngoại trưởng Lavrov thì tỏ ra hết sức điềm tĩnh. Khi được biết là chuyến bay bị trì hoãn, ông chỉ nói một câu ngắn gọn với những người xung quanh: “Thì chúng ta đến nơi vào lúc nửa đêm vậy”. Và quả thật, chiếc máy bay chở đoàn đại biểu Nga mãi đến gần sáng hôm sau mới hạ cánh xuống sân bay thủ đô Yemene. Tại đây, ông Lavrov không hề đề cập gì đến sự việc ở Armsterdam.

 

Còn về phản ứng chính thức của phía Hà Lan thì đại diện cơ quan an ninh nước này tuyên bố cũng khá khó hiểu: “Không hề có chiến dịch đặc biệt nào thực hiện ở sân bay và cũng không có mối nghi ngờ nào về hành động khủng bố”.

 

Vậy thực chất sự việc chặn giữ máy bay của Ngoại trưởng Lavrov tại sân bay Armsterdam là gì? Hiển nhiên là cả hai phía Nga và Hà Lan đều không muốn làm bùng lên một vụ tai tiếng ngoại giao có thể làm rắc rối quan hệ giữa hai nước.

 

Theo Ngọc Thoa

Tiền phong/Sự thật thanh niên