1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vì sao Mỹ thay đổi hoàn toàn thái độ với IS?

Mỹ thay đổi thái độ, tập trung lực lượng cùng Nga và quân Syria tấn công mạnh mẽ trên chiến trường khi IS đang đe dọa khủng bố toàn châu Âu.

Mỹ dồn dập tấn công IS

Thời gian gần đây trên mặt trận chống IS, Mỹ đang tích cực cùng với Nga và quân chính phủ Syria tiến hành hàng loạt các cuộc không kích vào IS.

Ngày 25/3, sau nhiều tuần “im hơi lặng tiếng”, Mỹ đã quyết định “ra tay” hỗ trợ chiến dịch tấn công vào phiến quân IS của các lực lượng an ninh Iraq tại thành phố Tikrit, sau khi chiến dịch rầm rộ này rơi vào thế bế tắc.

Chiến dịch tái chiếm Tikrit mà quân đội và dân quân Iraq dưới sự hậu thuẫn của các cố vấn Iran tiến hành được khởi động từ hồi đầu tháng 3 mà không có sự nhất trí của Mỹ.

Các quan chức Mỹ cho rằng thế bế tắc ở chiến trường Tikrit bộc lộ những điểm yếu của các cố vấn quân sự Iran, và đây có thể là yếu tố đẩy Iraq ra xa hơn khỏi Iran.

Theo đó, chiến đấu cơ của Mỹ và đồng minh đã dội bom xuống khoảng 10 mục tiêu IS ở Tikrit, trong đó có một lâu đài được IS sử dụng là sở chỉ huy. Đây là những mục tiêu đã được máy bay do thám của Mỹ phát hiện trong vài ngày qua.

Nhà Trắng vẫn để ngỏ khả năng tấn công các mục tiêu di động của IS trong thời gian tới, và tuyên bố họ chỉ hợp tác với chính phủ và quân đội Iraq chứ không phải lực lượng dân quân người Shiite và Iran.

Mỹ hỗ trợ Iraq dồn dập tấn công IS
Mỹ hỗ trợ Iraq dồn dập tấn công IS

Trong 3 tuần qua, mặc dù không hề cho máy bay ném bom IS ở trong thành phố Tikrit, Mỹ vẫn thực hiện 318 lượt không kích vào các mục tiêu IS khác ở Iraq và Syria, tiêu diệt khoảng 800 chiến binh IS cùng nhiều xe tăng và các vũ khí hạng nặng khác.

Lầu Năm Góc khẳng định số lượng chiến binh và trang bị của IS bị tiêu diệt trong các cuộc không kích này còn lớn hơn cả lực lượng cố thủ bên trong Tikrit đang cầm chân quân đội Iraq và dân quân người Shiite.

Trung tá Brian Fickel, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho biết: “Chúng tôi không hề khoanh tay ngồi yên. Chúng tôi vẫn dõi theo mọi thứ ở Iraq. Giờ đây người Iraq đã thấy rõ là họ cần một đối tác đáng tin cậy. Chúng tôi có những khả năng mà những người khác không có”.

Vì sao Mỹ đổi thái độ?

Việc Washington đột ngột không kích IS vào thời điểm này được giới phân tích nhận định là phù hợp với tình hình khu vực và thế giới. Những thay đổi chóng vánh trên chiến trường Syria, nguy cơ khủng bố cận kề và vòng đàm phán mới chuẩn bị bắt đầu là những lý do thúc đẩy Washington phải không ngừng hành động.

Còn nhớ thời điểm đầu tiên khi Nga tiến hành đưa quân vào Damascus theo lời đề nghị của Tổng thống Assad, Nhà Trắng đã kịch liệt phản đối và cho rằng quyết định của Moskva là sai lầm, sẽ khiến cho cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này trở nên sa lầy.

Tuy nhiên trật tự chiến trường đã hoàn toàn thay đổi. Những chiến thắng vang dội của không quân Nga trên chiến trường đã vô tình lật tẩy toan tính chính trị, quân sự của Nhà Trắng khi đưa quân vào Syria từ thời điểm năm 2014. Thành quả sau 1 tháng không kích đầu tiên của điện Kremlin đã bằng nỗ lực suốt 1 năm trời mà Mỹ cùng liên quân căng sức chống trả IS.

Nhiều chuyên gia và giới bình luận quốc tế nhận định, mục đích chính của chính quyền Obama khi triển khai quân tại Syria chủ yếu nhằm xóa bỏ chế độ Assad đã tồn tại từ lâu tại đây, kích hoạt thêm mâu thuẫn trong nước nhờ hỗ trợ vũ khí cũng như tài chính cho phiến quân IS.

Thời điểm tháng 11/2015, khi cả thế giới rúng động sau cuộc khủng bố đẫm máu tại Paris, Pháp hôm 13/11 do IS nhận trách nhiệm gây ra thì Mỹ vẫn rất tự tin.

Mỹ thay đổi thái độ, tập trung lực lượng cùng Nga và quân Syria tấn công mạnh mẽ trên chiến trường khi IS đang đe dọa khủng bố toàn châu Âu.
Mỹ thay đổi thái độ, tập trung lực lượng cùng Nga và quân Syria tấn công mạnh mẽ trên chiến trường khi IS đang đe dọa khủng bố toàn châu Âu.

Ngày 22/11, phát biểu ngay khi kết thúc chuyến thăm châu Á sau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan, Tổng thống Mỹ Obama cho rằng những phản ứng thái quá của các nước đối với các vụ tấn công của nhóm khủng bố cực đoan tại Paris, Pháp có thể sẽ mang lại kết quả không mong muốn, đồng thời kêu gọi người dân Mỹ không nên để "bóng ma" khủng bố làm sợ hãi và ảnh hưởng đến những giá trị hoặc thay đổi cách sống.

Bất chấp những đòn đáp trả mạnh mẽ, quyết liệt của cộng đồng quốc tế, phiến quân IS vẫn hết sức manh động và không ngừng thể hiện quyết tâm dùng khủng bố, đánh bom để gây hoang mang trong nội bộ các nước thực hiện không kích trên chiến trường.

Đỉnh điểm của sự phẫn nộ là 3 vụ đánh bom mới xảy ra tại Bỉ trong 2 ngày 25 và 26/3 khiến toàn bộ châu Âu trở nên u ám.

Tổ chức IS ngay sau đó đã lên tiếng nhận trách nhiệm đồng thời cảnh báo "những ngày đen tối" sẽ tới nếu phương Tây trả đũa.

"Chúng tôi cam đoan rằng các đồng minh chống IS sẽ phải trả giá cho sự gây hấn của họ, những ngày đen tối sẽ tới. Và những gì đang chờ đợi các người sẽ khắc nghiệt và cay đắng hơn, với sự cho phép của Thánh Allah", thông báo của IS đe dọa.

Trước nguy cơ khủng bố IS len lỏi vào châu Âu, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Brussels gặp Thủ tướng Bỉ Charles Michel đồng thời lên tiếng quan ngại về những động thái ngày càng manh động của IS.

Chính quyền Tổng thống Obama dường như đã không thể kiểm soát nổi “đứa con nuôi” IS và bắt đầu đánh thật sự tại chiến trường Trung Đông. Việc đột ngột thay đổi của Washington được kỳ vọng sẽ mang lại tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống khủng bố mà Nga đang nhận trách nhiệm tiên phong.

Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, ngoài nguyên nhân lo sợ khủng bố xâm nhập tới Mỹ, Nhà Trắng còn toan tính giành thêm những đặc quyền đặc lợi tại Syria khi vòng đàm phán hòa bình mới chuẩn bị diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 13/4 tới.

Việc có thêm những chiến thắng trên chiến trường sẽ khiến Washington dễ dàng để mặc cả, giành lấy những điều có lợi về phía mình.

Theo Tuấn Hùng (Tổng hợp)

Đất Việt