1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Ukraine thất bại trong việc lơ EU, chạy theo Mỹ

Giới chính trị gia Maidan đã khiến Ukraine không những mất đi lợi ích thực tế từ Nga, mà còn mất đi những lợi ích kỳ vọng trong

Ukraine thất bại trong việc ngó lơ EU, chạy theo Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng miền đông

Theo Kyiv Post, ngày 30/1, trong cuộc hôp báo chung với Ngoại trưởng Ý Angelino Alfano ở Kiev, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho biết cuộc họp tiếp theo các bộ trưởng ngoại giao của "Bộ tứ Normandy" dự kiến diễn ra ngày 16/2/2018.

Ông Klimkin cho biết thêm, nếu Nga đồng ý, Kiev sẽ tập trung vào các vấn đề an ninh và khẳng định với Moscow rằng không có gì thay thế cho một sứ mệnh gìn giữ hòa bình thực sự trong suốt thời gian Donbass bị chiếm đóng.

Điều này cho thấy chính quyền Kiev đã không thể từ bỏ Cơ chế Normandy trong giải quyết xung đột tại miền đông Ukraine nói riêmg, giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng Ukraine nói chung.


Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đang tìm cách tái kết nối với Cơ chế Normandy

Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin đang tìm cách tái kết nối với Cơ chế Normandy

Bởi lẽ ngày 18/1 vừa qua, Quốc hội Ukraine đã thông qua Dự luật về tái hoà nhập Donbass, mà nội dung bị cho là không phù hợp với Hiệp định Hoà bình Minsk - khung pháp lý cao nhất cho giải quyết xung đột miền đông Ukraine.

Sự không phù hợp nằm ở luật hoá khái niệm Nga là nước xâm lược. "Nga có hành động xâm lược chống lại Ukraine và tạm chiếm một phần lãnh thổ của đất nước Ukraine", đạo luật số 7163 ghi rõ.

Việc Kiev quyết luật hoá khái niệm "nước Nga xâm lược" đã vô hình trung xoá bỏ vai trò của Cơ chế Normandy - cơ chế quốc tế quan trọng nhất trong giải quyết xung đột miền đông Ukraine.

Khi cơ chế Normandy bị vô hiệu khiến vấn đề xung đột tại miền đông Ukraine vốn đã được quốc tế hoá sẽ trở thành vấn đề nội bộ của Ukraine và "Bộ tứ Normandy - Pháp, Đức, Nga và Ukraine" không còn là định chế cao nhất giải quyết vấn đề này.

Nhiều nhìn nhận đã cho rằng việc thông qua Dự luật tái hoà nhập Donbass dường như là một cách chính quyền của những chính trị Maidan gạt bỏ vai trò của EU để nâng cao vai trò của Mỹ trong ván cờ Ukraine.

Việc luật hoá khái niệm nước Nga xâm lược được xem là Kiev làm theo đề xuất của Washinngton, bởi khi soạn thảo Dự luật về tái nhập Donbass thì "giới phân tích và chuyên gia Mỹ hỗ trợ", theo Thư ký Chủ tịch quốc hội Ukraine Irina Lutsenko.

Còn ngay trước khi Quốc hội Ukraine thông qua dự luật mang nặng tính chính trị này thì Wasshington cũng tham gia vào việc sàng lọc lần cuối và gửi thông điệp tới những nhà lập pháp Ukraine khi thực hiện quyền làm luật của mình.

Theo Kyiv Post, ngày 24/12/2017, Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine Kurt Volker đã cùng Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov thảo luận về Dự luật tái hoà nhập Donbass.


 Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine Kurt Volker trong lần rà soát cuối cùng Dự luật tái hoà nhập Donbass trước khi nó được thông qua

Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine Kurt Volker trong lần rà soát cuối cùng Dự luật tái hoà nhập Donbass trước khi nó được thông qua

"Tôi đã gặp gỡ Thư ký NSDC Turchynov để thảo luận về Dự luật tái hòa nhập và nhu cầu bảo vệ quyền lợi, phúc lợi của các công dân Ukraine sống tại Donbas + nhu cầu giải quyết xung đột", ông Volker viết trên Twitter.

Trước những động thái đặc biệt này, BBC khi dẫn lời một tờ báo của Nga, cho rằng "Kiev đã quyết định quay lưng lại với Paris và Berlin, và đặt quyền lợi chiến lược lên Washington".

Tuy nhiên, việc Washington không tham gia vào Cơ chế Normandy cho thấy người Mỹ không mặn mà gì với ván cờ Ukraine, khi lợi ích địa chiến lược quan trọng nhất của Ukraine đã bị Moscow chiếm mất sau "sự kiện Crimea".

Va hành động "bỏ Âu, theo Mỹ" của chính quyền Kiev được cho là nhằm kiếm lợi từ Mỹ, đã không được Washington đáp trả, vì vậy Kiev lại phải muối mặt, nhanh chóng quay trở lại với Cơ chế Normandy.

Chính quyền Kiev khiến người dân và đất nước Ukraine có thể phải trả giá nặng nề

Kyiv Post ngày 4/11/2017 từng đưa tin, EU đã xây dựng một kế hoạch nhằm giúp tái thiết Ukraine - Kế hoạch Marshall cho Ukraine. Và theo Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Ukraine - EU, Klympush Tsintsadze, thì kế hoạch này đã thành hình.

Theo Interfax, Litva được cho là tác giả Kế hoạch mới của EU dành cho Ukraine, giai đoạn 2017-2020. Riga đã chuẩn bị kỹ lưỡng Kế hoạch Marshall cho Ukraine- Marshall Plan for Ukraine - và đã trình bảy cho các thành viên khác.

"Thực tế là Litva đã nỗ lực và chuẩn bị cẩn thận một kế hoạch của châu Âu dành cho Ukraine, được xem như một Kế hoạch Marshall, và đã được các thành viên khác của EU đồng thuận”, Interfax dẫn lời bà Tsintsadze.

Theo bà Tsintsadze, một cấu trúc và cơ chế vận hành cho việc triển khai Marshall Plan for Ukraine đã được vạch ra cụ thể và bước khởi đầu cho kế hoạch này, Ukraine sẽ nhận được 5 tỷ euro hỗ trợ từ các đối tác EU.

Dù dư luận còn hoài nghi điều gì khiến EU dành hẳn một Kế hoạch Marshall cho Ukraine, nhưng nếu kế hoạch này được hiện thực hoá thì nguồn lực của EU sẽ giúp cho quốc gia thuộc Liên Xô cũ này phát triển đạt chuẩn EU mà chưa cần gia nhập EU.


 Vì lợi ích cá nhân, đảng phái mà chính quyền Kiev đã để mất đi nhiều lợi ích của Ukraine

Vì lợi ích cá nhân, đảng phái mà chính quyền Kiev đã để mất đi nhiều lợi ích của Ukraine

Khi Marshall Plan for Ukraine giúp nâng cao mức sống cho người dân Ukraine, nâng cao mức độ phát triển của Ukraine thì những vùng ly khai miền đông Ukraine hiện nay được kỳ vọng sẽ "giảm xung đột, hết ly khai" với Kiev. Rõ ràng Ukraine hưởng lợi kép trong trường hợp này.

Tuy nhiên, với việc "gạt Âu, theo Mỹ" khi làm luật và thông qua luật về tái hoà nhập Donbass thì Kiev khó có thể hy vọng Marshall Plan for Ukraine được những đối tác trong EU thúc đẩy, thậm chí nó có thể bị chìm vào quên lãng.

Rõ ràng, hành xử cực đoan, thiếu chuẩn xác của giới chính trị gia Maidan đã khiến cho người dân và đất nước Ukraine không những liên tục mất đi những lợi ích thực tế từ xứ sở bạch dương, mà còn mất đi cả những lợi ích kỳ vọng trong "khát vọng Tây tiến".

Theo Ngọc Việt

Báo đất việt