1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trên biển Đông: Đài Loan dùng vệ tinh khảo sát địa chất đáy biển

Thông tin “nóng” nhất trong cộng đồng khoa học hiện nay, các nhà nghiên cứu Đài Loan vừa công bố họ dùng vệ tinh để khảo sát địa chất ở đáy biển Đông.

Khảo sát địa chất trên biển Đông bằng vệ tinh (ảnh minh họa)
Khảo sát địa chất trên biển Đông bằng vệ tinh (ảnh minh họa)
 
Theo tờ Taipeitimes, các nhà nghiên cứu của đại học National Chiao Tung (NCTU) và đại học National Taiwan (NTU), Đài Loan, mới đây vừa trình bày nghiên cứu của họ về các khảo sát dưới đáy biển Đông ở nhiều lĩnh vực, trong đó có dầu khí và khảo sát địa chất, thông qua vệ tinh.

 

 Bài báo về nghiên cứu trên của các nhà nghiên cứu ở 2 trường đại học NCTU và NTU cũng vừa được chấp thuận đăng trên tạp chí quốc tế uy tín là Science, với tiêu đề “Tiết lộ bí mật dưới đáy biển”. Nội dung bài báo về khảo sát địa chất bằng vệ tinh, trong đó có nói đến vùng biển Đông.

 

Việc khảo sát địa chất trên biển Đông là nhằm tìm ra khoáng sản, năng lượng, cung cấp cho nhu cầu phát triển, như dầu và khí đốt, đặt biệt là sự tồn tại băng cháy (khí hydrat) ở các vùng nước sâu. Cách đây không lâu, hải quân Trung Quốc cũng liên tiếp biên chế các tàu khảo sát, khảo cổ và thực nghiệm khoa học cho Hạm đội Nam Hải, trong đó có đưa tàu khảo sát dầu khí nước sâu “Hải Dương Thạch Du 721” để tham gia khảo sát địa chất, tìm nguồn dầu khí ở Biển Đông. Theo đánh giá của các nhà bình luận và chuyên gia, đây là một trong bước Trung Quốc nhằm hiện thực hóa âm mưu độc chiếm biển Đông của mình.

 

Trao đổi với Một Thế Giới, nhiều nhà khoa học Việt Nam trong ngành cho biết, trước năm 1975, Mỹ đã từng dùng máy vệ tinh phát sóng dò tìm và thấy dị thường từ, sau khi phân tích thì tìm thấy dầu mỏ và khí đốt ở mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng mà ngày nay Việt Nam vẫn còn đang khai thác.

 

Còn về tài nguyên băng cháy (GH), theo trung tâm điều tra Tài nguyên và môi trường biển, trên các bản đồ liên quan đến GH của thế giới, biển Việt Nam và kế cận được ghi nhận là vùng có tiềm năng lớn về GH. Trong đó, vùng biển Phú Khánh –Tư Chính - Vũng Mây có triển vọng về dầu khí và có tiềm năng GH bởi sự có mặt của các thành tạo trầm tích giàu vật chất hữu cơ, các đới thẩm thấu, các túi, nổ trượt lở trầm tích.

 

Theo trung tâm điều tra Tài nguyên và môi trường biển, GH là đối tượng tài nguyên năng lượng rất mới đối với hoạt động điều tra nghiên cứu địa chất ở Việt Nam. Chính vì vậy việc xác định các tiền đề, dấu hiệu địa chất có liên quan đến GH tại biển Đông Việt Nam nói chung và vùng Phú Khánh – Tư Chính - Vũng Mây nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

 

Được biết hiện nay, rất nhiều tài liệu nghiên cứu về biển Đông được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, mà tác giả hầu hết tác giả là người Trung Quốc, Đài Loan. Trong khi đó, những công bố khoa học liên quan ở biển Đông của Việt Nam trên trường quốc tế thì lại còn hiếm hoi.  

 

Theo Lê Quỳnh

Một Thế giới