1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tokyo đưa tàu khảo sát tới đảo tranh chấp với Trung Quốc

(Dân trí) – Đêm qua, chiếc tàu mà chính quyền thành phố Tokyo thuê đã rời tỉnh Okinawa để khởi hành đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư để tiến hành chuyến khảo sát đánh giá môi trường và xác định giá trị của các hòn đảo mà chính quyền thành phố này định mua.

Tàu khảo sát của chính quyền Tokyo kiểm tra an toàn trước khi rẽ sóng ra Senkaku/Điếu Ngư.

 Tàu khảo sát của chính quyền Tokyo kiểm tra an toàn trước khi rẽ sóng ra Senkaku/Điếu Ngư.

 

Theo các nguồn tin giấu tên, thành viên đoàn khảo sát gồm các quan chức thành phố Tokyo, các nhà khoa học và chuyên gia bất động sản.

Tuy nhiên, do trước đó chính phủ Nhật Bản đã bác đơn xin lên đảo của chính quyền Tokyo nên tàu khảo sát sẽ chỉ di chuyển xung quanh các hòn đảo định mua, bao gồm đảo Uotsuri, Kitakojima và Minamikojima.

Trước khi tiến hành chuyến khảo sát, chính quyền Tokyo cũng đã tích cực thúc đẩy đàm phán với chủ sở hữu các hòn đảo trên để tiến tới ký hợp đồng mua đảo. Tokyo cho biết đã quyên góp được gần 1,5 tỷ yên để thực hiện kế hoạch quốc hữu hóa này.

Hiên chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra phản ứng chính thức về chuyến khảo sát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư của Tokyo, song trước đó đã quyết định bác đề nghị của Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara về việc xây dựng cầu tàu ở quần đảo này.

“Chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda không muốn kích động Trung Quốc. Nhưng quyết định này có thể sẽ gây thất vọng cho ông Ishihara và ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán của chính phủ với chủ sở hữu tư nhân của ba hòn đảo trên”, các nguồn tin tại Nhật Bản cho biết.

Trong cuộc nói chuyện trước đó với Thủ tướng Noda, ông Ishihara đã ngỏ ý từ bỏ ý định mua ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nếu được đồng ý cho xây dựng một bến đỗ cho các tàu cá, một trạm chuyển tiếp sóng radio và đài quan sát thời tiết.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc và Đài Loan cũng đòi có chủ quyền. Những căng thẳng xung quanh quần đảo này trở nên ồn ào sau khi ông Ishihara khởi xướng ý tưởng mua 3 hòn đảo thuộc quần đảo trên và tiếp đó là ý định của chính phủ Nhật Bản muốn quốc hữu hóa các hòn đảo này.

Đức Vũ  
 Theo Kyodo