1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tiết lộ bí mật cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan

Cuộc giải cứu đội bóng đá thiếu niên thoát khỏi hang động ngập nước ở Thái Lan hồi tháng 7-2018 phức tạp đến mức các cậu bé đã được cho sử dụng thuốc an thần liều mạnh trong khi 2 tay bị cột ra sau lưng - theo tiết lộ của một cuốn sách mới phát hành.

12 thành viên thuộc đội bóng đá Wild Boars (Lợn hoang) đã mắc kẹt trong hang Tham Luang Nang Non ở Thái Lan suốt hơn 2 tuần lễ sau khi hang bị ngập nước do những trận mưa lớn. Thành viên cuối cùng thoát khỏi hang hôm 10-7-2018, khiến cả thế giới vui mừng.

Cuốn sách nói trên - có tựa đề "The Cave" (tạm dịch: Hang động) - của phóng viên kênh ABC Liam Cochran. Theo tác giả, các cậu bé đã uống thuốc ketamin và bị cột chặt tay trong suốt hành trình ra khỏi hang - theo trang News.com.au của Úc.

Tiết lộ bí mật cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan - Ảnh 1.

Đội bóng được giải cứu và huấn luyện viên tại cuộc họp báo nói về thử thách của họ trong hang ở Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan. Ảnh: AP

"Để trấn an, người ta nói với các bậc cha mẹ rằng các cậu bé được dạy lặn dưới nước và các cơ quan truyền thông đưa tin mỗi một cậu bé sẽ được nối vào với một ống không khí, sau đó chúng  bơi ra ngoài cùng với một thợ lặn ở phía trước và một ở phía sau. Điều đó không đúng sự thực" - phóng viên Cochrane khẳng định trong sách của mình.

Theo ông này, những ai từng ở bên trong những đường hầm ngập nước đều biết chẳng thể nào một đứa bé trước đây chưa bao giờ lặn lại có thể vượt qua một chặng đường đầy bùn lầy với địa hình bất trắc như thế.

"Chỉ có một cách khả thi là cho chúng ngủ mê, đeo mặt nạ cung cấp oxy và cho thợ lặn chuyên nghiệp đưa chúng ra" - ông viết.

Tiết lộ bí mật cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan - Ảnh 2.

Bức ảnh này - cắt ra từ đoạn video đăng trên trang Facebook của lực lượng đặc nhiệm hải quân Thái Lan hôm 11-7- 2018 - cho thấy các nhân viên cứu nạn đang giữ một cậu bé được giải cứu bên trong hang. Ảnh: Facebook

Ông Cochrane tiết lộ rằng cậu bé đầu tiên được đưa ra ngoài là Note, 14 tuổi, đã được uống thuốc an thần và còn được tiêm ketamin vào từng chân một. Sau đó, cậu bé bị cột chặt tay lại, dây cáp cuốn quanh cổ tay và buộc ra phía sau lưng.

"Làm như vậy để bảo đảm trong trường hợp tỉnh dậy, cậu bé sẽ không dứt bỏ mặt nạ ra, gây nguy hiểm cho tính mạng của cả cậu bé lẫn nhân viên cứu nạn" - cuốn sách khẳng định.

Ngoài ra, tác giả Cochrane còn cho hay 2 mối nguy hiểm lớn nhất lúc ở dưới nước là cậu bé tỉnh lại và hoảng loạn hoặc mặt nạ bị hở ra. Theo ông, phải thường xuyên trông chừng để không cho mặt nạ bị tuột ra.

Theo Hoài Vy 

Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm