1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Thổ Nhĩ Kỳ bị vạch mặt, cô độc giữa châu Âu?

Trong khi nguy cơ khủng bố đang đe dọa toàn châu Âu thì mới đây Jordan lại lên chỉ trích việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa IS đến khu vực này.

Quốc vương Jordan vạch mặt Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 27/3, tờ báo Tin kinh tế Đức (DWN) dẫn một văn bản được hãng MEE đăng tải cho biết, trong cuộc gặp gỡ với các Thượng nghị sỹ John McCain, Bob Corker, Mitch McConnell và Harry Reid ở Washington, Quốc vương Abdullah đã lên án mạnh mẽ Thổ Nhĩ Kỳ, rằng cuộc khủng hoảng người tị nạn và sự hiện diện của chủ nghĩa khủng bố trong đó không phải là sự tình cờ.

“Sự thật là các đối tượng khủng bố tới châu Âu một phần là do chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ, song mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ luôn bị lên án vì việc đó, họ vẫn làm những gì họ muốn”, quốc vương Abdullah nhấn mạnh.

Quốc vương Jordan vạch mặt Thổ Nhĩ Kỳ đưa khủng bố tới châu Âu.
Quốc vương Jordan vạch mặt Thổ Nhĩ Kỳ đưa khủng bố tới châu Âu.

Theo nhà lãnh đạo Jordan, không có gì nghi ngờ khi Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ IS xuất khẩu dầu mỏ. Theo ông, Ankara không chỉ hỗ trợ các nhóm Hồi giáo ở Syria, mà cả ở Libya và Somalia.

Ngoài ra, Vua Abdullah không hài lòng về thỏa thuận của Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh Châu Âu. Mặc dù dân số Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn gấp 10 lần dân số nước mình, Jordan đã phải tiếp nhận lượng người tị nạn lớn hơn rất nhiều nếu tính theo tỷ lệ tương ứng, tờ báo cho biết thêm.

Sau phát biểu của quốc vương Jordan, phát ngôn viên chính phủ Jordan đã lên tiếng nói rằng, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Jordan mang tính lịch sử và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Những cáo buộc của quốc vương sẽ không thể làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước.

Thông tin trên được xác định là đáng tin cậy do hãng tin MEE luôn hoạt động theo các tiêu chí báo chí chuyên nghiệp cung cấp.

Theo nguồn tin trên, đức vua Abdullah đã tuyên bố như vậy trước các thành viên Quốc hội Mỹ từ hôm 11/1, tuy nhiên thông tin về bài phát biểu đã không được công bố cho đến gần đây.

Châu Âu sẽ lơ Thổ Nhĩ Kỳ?

Giới phân tích cho rằng tuyên bố của nhà lãnh đạo Jordan được công bố trong một thời điểm khá nhạy cảm khi châu Âu đang phát run và lo lắng tột độ vì khủng bố. 3 cuộc đánh bom hôm 22/3 xảy ra tại sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maelbeel ở thủ đô Brussels, làm 35 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương cho thấy nguy cơ bị tấn công khủng bố tại Pháp, Bỉ cũng như nhiều thành phố trên toàn châu Âu là rất cao.

Thủ đô Brussels của Bỉ được coi là trái tim của châu Âu, nơi có nhiều văn phòng của các tổ chức thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã không còn là nơi thanh bình nhất trong số các thủ đô mang tính biểu tượng của châu Âu.

Thậm chí hôm 25/3, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS còn tung video cảnh báo Bỉ cơn ác mộng về các vụ khủng bố ở Brussles “mới chỉ bắt đầu” và yêu cầu các nước phương Tây rút quân khỏi Iraq, Syria. Cũng trong thông điệp này, IS còn để ngỏ khả năng tấn công Anh nhằm gieo giắc thêm nỗi kinh hoàng cho nhân dân các nước châu Âu.

Trong tình cảnh hiện nay, châu Âu sẽ tập trung để xử lý Thổ Nhĩ Kỳ?
Trong tình cảnh hiện nay, châu Âu sẽ tập trung để xử lý Thổ Nhĩ Kỳ?

Trong bối cảnh đó, những chỉ trích trên của nhà lãnh đạo Jordan về Thổ Nhĩ Kỳ vô tình “đổ thêm dầu vào lửa” để các nước châu Âu có thêm lý do nghi ngờ Ankara.

Thêm vào đó, thời gian gần đây Nga và châu Âu đang có xu hướng xích lại gần nhau.

Sau chuyến thăm Moskva vào hôm 23/3 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Washington đã tính đến việc khôi phục lại các mối quan hệ trước đó cũng như cân nhắc xóa bỏ trừng phạt với điện Kremlin.

“Những gì diễn ra mới đây là bước làm thủ tục. Tổng thống có thể hủy bỏ chúng vào mọi lúc. Đó chỉ là sự cập nhật tự động quyết định đã được thông qua cách đây một năm," ông William Stevens, thư ký báo chí Đại sứ quán Mỹ tại Liên bang Nga khẳng định.

Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đều lên tiếng bày tỏ e ngại khi các bên tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva.

"Chúng ta phải nỗ lực để có được một mối quan hệ thực tế với Nga. Chúng ta không thể tiếp tục như hiện tại”, người đứng đầu Uỷ ban Châu Âu - ông Jean-Claude Juncker tuyên bố.

Trong bối cảnh quan hệ Nga –EU đang có những tiến triển mạnh mẽ, tình hình Syria ổn định dần hơn với chiến thắng Palmyra mang tính bước ngoặt của quân đội chính phủ, Moskva sẽ ứng xử như thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ? Câu trả lời sẽ sớm xuất hiện.

Theo Tuấn Hùng (Tổng hợp)

Đất Việt