1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục tụt dốc

(Dân trí) - Phiên giao dịch, 28/2, các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới tiếp tục xuống dốc khi giá cổ phiếu ở châu Âu giảm giá mạnh, phản ánh tình hình tương tự ở khắp châu Á và Mỹ.

Chỉ số FTSE Eurofirst 300 giảm 1,3% xuống còn 1.486,78 điểm sau khi đã giảm 2,9% trong phiên ngày hôm trước - mức giảm trong ngày lớn nhất của chỉ số này trong 4 năm trở lại đây.

 

Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm hơn 1% xuống còn 6.221,1 điểm, trong khi tại Paris, chỉ số CAC 40 giảm 1,7% xuống 5.494,02 điểm và chỉ số Xetra Dax của Frankfurt giảm 1,4% xuống 6.721,51 điểm.

 

Sáng 28/2, các thị trường chứng khoán ở khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mở cửa với chỉ số tiếp tục giảm mạnh, do ảnh hưởng từ việc ngày hôm trước các chỉ số chứng khoán tại Mỹ giảm ở mức kỷ lục kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

 

Ở châu Á, Nhật Bản dẫn đầu về tình trạng sụt giảm chỉ số chứng khoán trong khu vực, sau một thời gian dài tăng liên tục khiến hôm đầu tuần chỉ số Topix còn đạt ngưỡng kỷ lục trong vòng 15 năm.

 

Hôm 28/2, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,9% xuống 17.604,12 điểm, trong khi chỉ số Topix giảm 3,2% xuống 1.752,74 điểm.

 

Giá cổ phiếu của Trung Quốc, sau khi giảm ở mức kỷ lục của 10 năm vào ngày 27/2, đã ổn định trở lại. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Composite Index) tăng 3,9% lên 2.881,07 điểm.

 

Trong khi đó, giá cổ phiếu ở Malaysia tiếp tục mức giảm kỷ lục trong vòng gần 6 năm trở lại đây. Tình hình cũng tương tự tại Singapore và Hàn Quốc. Riêng thị trường chứng khoán Đài Loan ngày 28/2 không mở cửa do nghỉ lễ.

 

Ở Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 3.3% xuống 12.216,24 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3,5% xuống 1.399,04 - mức giảm trong ngày lớn nhất sau sự kiện 11/9/2001.

 

Tình trạng giảm giá hàng loạt này diễn ra sau khi Thị trường Chứng khoán New York áp dụng một số biện pháp kiểm soát giao dịch - lần đầu tiên kể từ tháng 7, giao dịch qua mạng bị hạn chế. Thêm vào đó là một số vấn đề kỹ thuật đã gây chậm trễ trong việc tính chỉ số Dow Jones.

 

Ngày 28/2, chỉ số Nasdaq cũng giảm 3,9% xuống 2.407,86 điểm.

 

Tình hình tại Mỹ thậm chí còn có xu hướng xấu hơn bởi những lo lắng chung và cảnh báo của Alan Greenspan, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, về khả năng Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế.

 

Các thị trường mới nổi bị ảnh hưởng mạnh nhất khi các nhà đầu tư rút vốn khỏi các lịnh vực rủi ro cao. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ số Istanbul giảm hơn 3%, trong khi chỉ số RTS của Nga giảm 2,7%. Tại châu Âu, giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất.

 

Bà Mary Ann Bartels, chuyên gia phân tích thị trường Mỹ của Merrill Lynch, một trong những công ty quản lý và tư vấn tài chính lớn nhất thế giới, cho rằng những thị trường có giá cổ phiếu tăng nhanh hơn các thị trường khác cũng sẽ rớt giá mạnh hơn khi các quỹ đầu tư tư nhân, hay còn gọi là quỹ phòng hộ (hedge fund), muốn giảm rủi ro.

 

Như Tùng

Theo Financial Times