1. Dòng sự kiện:
  2. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  3. Xung đột leo thang ở Trung Đông
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Tàu Mistral mắc cạn do không nhìn thấy chướng ngại vật

Việc tàu đổ bộ Pháp mắc cạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc tập trận chung ở Guam. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự cố này?

Nguyên nhân bất ngờ

Hãng tin AP ngày 12/5 dẫn lời Đại tá Hải quân Mỹ, ông Jeff Grimes cho biết, cuộc tập trận chung giữa Mỹ-Nhật-Anh-Pháp bị hoãn vô thời hạn sau khi một tàu đổ bộ của Pháp bị mắc cạn.

Dù tuyên bố tàu đổ bộ Pháp mắc cạn nhưng bị sỹ quan Mỹ đã không nêu chi biết đây là con tàu nào. Tuy nhiên, căn cứ vào số tàu mang đến (1 khu trục hạm và 1 tàu đổ bộ) cuộc tập trận này của Pháp có thể thấy chiếc tàu mắc cạn chính là Mistral.

Tàu đổ bộ Mistral tham gia tập trận gần Guam.
Tàu đổ bộ Mistral tham gia tập trận gần Guam.

Thông tin về vụ mắc cạn và trang thiết bị cần thiết của con tàu này có thể khiến nhiều người bất ngờ bởi ngoài hệ thống vũ khí cùng thiết kế ấn tượng, tàu Mistral còn được trang bị những hệ thống điện tử cực tối tân. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ khiến lớp tàu này an toàn hơn.

Cụ thể, Mistral có thể dùng làm tàu chỉ huy và điều khiển với một trung tâm chỉ huy rộng 850 m2, có thể tiếp nhận 150 nhân viên công tác. Thông tin từ các thiết bị thu nhận của tàu được tập trung vào hệ thống SENIT (Hệ thống thông tin chiến thuật dùng cho Hải quân), một nhánh của Hệ thống dữ liệu chiến thuật hải quân (NTDS) của hải quân Mỹ.

Hệ thống SENIT 9 dùng trên tàu Mistral dựa trên radar 3 chiều đa chức năng MRR3D-NG của hãng Thales, hoạt động trên băng tần C và tích hợp các khả năng IFF (nhận dạng ta, địch). SENIT 9 cũng được liên kết với các định dạng trao đổi dữ liệu của NATO thông qua các thiết bị kết nối.

Trong chế độ giám sát bề mặt, MRR-3D NG có thể phát hiện các mục tiêu tầm thấp và trung bình ở các khoảng cách tới 140 km và các mục tiêu ở khoảng cách tới 180 km ở chế độ cảnh giới không gian 3 chiều tầm xa; trong chế độ tự vệ, nó có thể phát hiện và theo dõi mối đe dọa bất kỳ trong vòng bán kính 60 km.

Về thông tin liên lạc, tàu Mistral dùng hệ thống vệ tinh Thales Syracuse III, dựa trên các vệ tinh Syracuse 3-A và Syracuse 3-B của Pháp, chúng đảm bảo cung cấp 45% lượng thông tin liên lạc tần số siêu cao của NATO.

Tuy nhiên, không thấy nhà sản xuất nhắc đến hệ thống nhận diện mục tiêu và chướng ngại vật ngầm trên lớp tàu đổ bộ tấn công Mistral tối tân này. Và có thể đây là khiếm khuyết lớn nhất trong thiết kế nếu những con tàu này tác chiến tại những vùng nước có nhiều bãi đá ngầm tương tự như ở gần Guam.

Phản ứng của Trung Quốc

Ngay trước thềm cuộc tập trận chung này bắt đầu, tờ Hoàn Cầu đã chỉ trích Mỹ "đâm sau lưng Trung Quốc" bởi cùng với số lượng lớn phương tiện và vũ khí, sẽ có khoảng 700 binh sĩ tham gia.

Dù được coi là đỉnh điểm của căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nhưng cuộc tập trận đã được lên kế hoạch sau lần thử nghiệm tên lửa thất bại của Bình Nhưỡng hồi tháng 3. Từ đó đến nay, Triều Tiên đã tiến hành 3 cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo khác nhưng đều không thành công.

Đặc biệt, cuộc tập trận lại diễn ra vào thời điểm Nhật Bản và Mỹ cùng lo lắng về nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực qua kế hoạch đóng thêm nhiều tàu sân bay mới. Bản thân Pháp cũng là nước chia sẻ mối quan ngại này do Paris đang kiểm soát một vài hòn đảo ở Thái Bình Dương như New Caledonia và Polynesia.

Bất chấp sức ép từ Mỹ và đồng minh là khá rõ ràng, Trung Quốc đã lạnh lùng tuyên bố sẵn sàng đối phó với tất cả. "Trung Quốc hy vọng tất cả các bên liên quan thu được lợi ích tối đa.

Nhưng nếu nỗ lực thất bại thì Bắc Kinh không sợ cả Triều Tiên lẫn Mỹ cùng đồng minh. Chúng ta có đủ sức mạnh để tấn công bất kỳ phe nào dẫm đạp lên 'ranh giới đỏ' về lợi ích của Trung Quốc", tờ Hoàn Cầu cảnh báo.

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt