1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tăng T-90 tại Syria sắp có đối thủ xứng tầm

Hãng Sputnik ngày 3/4 dẫn nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất loạt với dòng tăng Altay.

Sản xuất loạt

Dự kiến, ​​lô hàng đầu tiên sẽ gồm 250 chiếc xe tăng Altay. Được biết, nguyên mẫu xe tăng Altay đầu tiên được giới thiệu hồi tháng 5/2011 tại triển lãm vũ khí IDEF-2011, tổ chức tại Istanbul. Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay do công ty quốc phòng Otokar phát triển dành riêng cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Chương trình phát triển Altay được khởi động từ giữa những 1990 với nhà thầu chính là Otokar. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã chi ít nhất 500 triệu USD chỉ để Otokar phát triển và sản xuất 4 nguyên mẫu Altay đầu tiên.

Nhưng phải đợi đến giai đoạn 2008-2012, Otokar mới cho ra mắt các nguyên mẫu tăng Altay đầu tiên. Tuy nhiên, mẫu thử này không làm hài lòng quan chức BQP Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vậy, chương trình tiếp tục phát triển với sự giúp đỡ nhiều hơn từ Hàn Quốc và Đức.

Xe tăng Altay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Xe tăng Altay của Thổ Nhĩ Kỳ.

Với sự tham gia của công ty Hyundai Rotem- nhà thầu phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther dành cho Quân đội Hàn Quốc, chương trình Altay có sự thay đổi lớn về mặt thiết kế nhất là hệ thống giáp bảo vệ của tháp pháo.

Sự thay đổi này giúp tháp pháo của Altay chở nên gọn hơn cũng như giảm bớt đáng kể lớp giáp không cần thiết ở nguyên mẫu cũ.

Trong khi đó của nguyên mẫu Altay thứ hai được trang bị hệ thống động cơ đa nhiên liệu MTU Friedrichshafen của Đức phát triển với công suất tối đa là 1.500 mã lực. Với tốc độ di chuyển tối đa là 70km/h và phạm vi hoạt động là 500km.

Hệ thống vũ khí chính của Altay là một pháo nòng trơn MKEK 120mm kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực và cân bằng Aselsan STAMP/II. Bên cạnh đó Altay còn được trang bị thêm một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa 12.7mm và hệ thống ống phóng lựu đạn khói ngụy trang.

Một trong những điểm nổi bật tạo nên sức mạnh của Altay là hệ thống giáp bảo vệ tổng hợp do công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.

Tuy nhiên nhiều ý khiến cho rằng Roketsan đã sử dụng lại hầu như mọi công nghệ giáp bảo vệ của K2 Black Panther do Hyundai Rotem phát triển. Gồm hệ thống giáp phản ứng nổ kết hợp với lớp giáp bảo vệ modul phía bên ngoài nhằm chống lại các loại tên lửa chống tăng của đối phương.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ có trọng lượng khá lớn lên tới 65 tấn với kíp chiến đấu gồm 4 binh sĩ với 1 chỉ huy, lái xa, xạ thủ và nạp đạn.

Dù được coi là dòng tăng thế hệ mới nhưng việc không được trang bị hệ thống nạp đạn tự động là một thiếu sót lớn của Altay so với các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực khác trên thế giới.

Không thể đối đầu

Dù là dòng tăng thế hệ mới và được Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định là đối thủ xứng tầm của T-90A, tuy nhiên thực tế cho thấy hoàn toàn khác. Sức mạnh đầu tiên phải kể đến của T-90 là khả năng phòng vệ: Cỗ tăng này được "hộ tống" bởi 3 lớp phòng vệ gồm: giáp composite bị động; giáp phản ứng nổ ERA và hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.

Về giáp phản ứng nổ (ERA), T-90A được trang bị giáp ERA thế hệ mới nhất Kontakt-5 bao phủ mặt trước thân, tháp pháo. Loại giáp này được đánh giá là có khả năng chống chịu đạn chống tăng RPG, tên lửa chống tăng và đạn xuyên giáp APFSDS. Nó được đánh giá là thừa sức chịu được đạn pháo tiêu chuẩn 120mm trên các loại tăng phương Tây.

Tăng T-90 của Nga.
Tăng T-90 của Nga.

Ngoài lớp giáp ERA, xe tăng T-90A còn được hộ vệ bởi hệ thống đo ngăn chặn quang điện tử học TShU-1-7 Shtora-1 được thiết kế để phá hoại sự chỉ định mục tiêu bằng laser và thiết bị đo xa của tên lửa chống tăng đang bay đến.

Xe còn được trang bị 12 ống phóng màn sương – nó được phun ra khi Shtora phát hiện ra rằng xe tăng đã bị "điểm mặt" bởi các thiết bị ngắm laser. Màn sương chỉ chưa cần tới 3 giây đã có thể hình thành và kéo dài khoảng 20 giây. Phạm vi triển khai của màn sương từ 50-70 mét. Màn sương này sẽ gây nhiễu các thiết bị chỉ định bằng laser cũng như ngụy trang cho xe tăng trước các thiết bị ngắm bắn quang học.

Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90A tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có.

Cụ thể, 4 cảm biến lắp ngoài xe kiểm soát toàn bộ vùng không gian 360 độ xung quanh, phát hiện và ra lệnh tấn công phá hủy tên lửa hướng về xe tăng. Trong đó, 2 cảm biến được bố trí ở phía trước 2 bên nòng pháo, kiểm soát vùng không gian 90 độ.

Hai cảm biến còn lại bố trí ở giữa 2 bên tháp pháo, mỗi cảm biến kiểm soát cung không gian 135 độ. Các cảm biến này có kích thước nhỏ hơn so với cảm biến được trang bị cho xe tăng T-90 trước đó.

Bên cạnh hệ thống áo giáp “khủng”, T-90A còn sở hữu hệ thống hỏa lực cự kỳ mạnh mẽ. Hỏa lực của T-90A gồm một pháo nòng trơn 2A46M 125mm, đại liên 12,7mm và súng máy đồng trục 7,62mm. Pháo chính 125mm 2A46M có thể bắn tên lửa chống tăng 9M119 Refleks qua nòng và các loại đạn nổ phá HE, đạn xuyên giáp các kiểu AP, APFSDS...

Đặc biệt, trên T-90A còn được trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 6-8 phát/phút lợi thế hơn đáng kể so với xe tăng Altay. Hệ thống ổn định khi bắn cũng rất hiện đại giúp cho nó có thể vừa cơ động vừa bắn vẫn đảm bảo độ chính xác cao.

Không chỉ có vậy, T-90A còn được cải tiến với khoang chứa đạn an toàn hơn phiên bản trước. Nếu điểm yếu chết người của các dòng xe tăng thế hệ trước như T-72, T-80 và T-90 là kíp xe không được ngăn cách với khoang đạn thì ở T-90A, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4-5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chứa các loại đạn khác nhau.

Thiết kế này cũng hoàn toàn xa lạ trên dòng tăng hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Vì vậy, dù là “đứa con lai” đầy uy lực nhưng Altay chưa đủ mạnh để được coi là đối thủ của T-90A của Nga đang hoạt động tại Syria.

Clip tăng Altay phô diễn sức mạnh:

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm