1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Tác chiến điện tử Nga bao phủ toàn quốc đề phòng Mỹ

Để đề phòng trước kịch bản tên lửa Mỹ tấn công tổng lực nhằm vào Nga, Moskva có kế hoạch biến toàn bộ lãnh thổ nước này thành chiếc ô tác chiến điện tử.

Tờ Izvestia cho biết, đối phó với kịch bản trên, Quân đội Nga sẽ lắp đặt những thiết bị gây nhiễu Pole-21 vào các cột thu phát tín hiệu viễn thông. Và trong trường hợp xung đột xảy ra, những thiết bị này sẽ được kích hoạt nhằm khiến tên lửa dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh (GPS) của đối phương không thể xác định được mục tiêu.

"Vào thời điểm hiện tại, việc thử nghiệm các thiết bị Pole-21 đã được hoàn tất và chúng được chấp nhận bàn giao cho quân đội", tờ Izvestia dẫn nguồn tin quốc phòng Nga xác nhận.

Hệ thống tác chiến điện tử Nga.
Hệ thống tác chiến điện tử Nga.

Nga có thể bật kích hoạt Pole-21 tại một khu vực cụ thể, nơi cần cắt tín hiệu định vị vệ tinh. Tuy nhiên, các chi tiết kỹ thuật về hệ thống không được Moskva tiết lộ, chỉ biết rằng, nó được Trung tâm KHKT Tác chiến điện tử phát triển. Hệ thống chế áp vô tuyến điện không thể gây nhiễu có lựa chọn một hệ thống vệ tinh định vị nào đó mà sẽ gây nhiễu trên toàn dải tần định vị.

Các hệ thống vệ tinh định vị hiện có sử dụng dải tần từ 1.176,45-1.575,42 MHz để truyền thời gian chính xác (tín hiệu này dùng để đồng bộ hóa các máy thu và tính toán vị trí và tốc độ). Kênh liên lạc vô tuyến vệ tinh của công ty Inmarsat cũng nằm trong dải tần này.

Quân đội Mỹ đã vấp phải tình huống sơ hở này của hệ thống vệ tinh định vị trước nhiễu bị khai thác trong chiến tranh Vùng Vình năm 1991 khi hệ thống GPS mới chỉ vừa được đưa vào hoạt động.

Khi đó, quân đội Iraq đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử để bảo vệ các mục tiêu của mình trước vũ khí Mỹ dẫn bằng hệ dẫn radar và tình cơ đã chặn cả dải tần của GPS. Sau đó, quân đội Mỹ đã phân phối việc truyền tín hiệu định vị trên mấy tần số để tăng khả năng chống nhiễu cho hệ thống.

Với Pole-21, Nga có thể biến những vũ khí chính xác cao của đối phương thành vô dụng. Được biết, vũ khí chính xác cao hiện đại, bao gồm bom có điều khiển, tên lửa hành trình, vũ khí tuần kích và máy bay không người lái tiến công, khi dẫn vào mục tiêu thường sử dụng hệ thống vệ tinh định vị làm nguồn thông tin dẫn đường chủ yếu.

Vì thế, gây nhiễu các tín hiệu định vị vệ tinh là một trong những biện pháp phòng vệ quan trọng như tác chiến điện tử quy mô lớn hơn, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Nếu không còn tiếp cận được thông tin dẫn đường, định vị, vũ khí phải chuyển sang dùng hệ dẫn quán tính kém chính xác hơn nhiều.

Clip tác chiến điện tử Nga triển khai chiến đấu:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm