1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Sức mạnh không tưởng của lựu đạn Mỹ

Ngoài các loại lựu đạn gây sát thương, Mỹ bắt đầu phát triển loại lựu đạn phát xung điện từ tiêu diệt thiết bị điện tử và kích hoạt các ngòi nổ.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hiện nay, gói thầu phát triển loại lựu đạn mới đã được Lầu Năm Góc trao cho Công ty Picatinny Arsenal và Trung tâm Nghiên cứu phát triển vũ khí bộ binh Mỹ (ARDEC) thực hiện.

Yêu cầu sở hữu loại lựu đạn mới được các binh sĩ Mỹ đưa ra trong giai đoạn từ 2010 - 2013. Hiện Picatinny Arsenal đã phối hợp với trường bộ binh để xác định nhu cầu của quân đội với các loại lựu đạn cầm tay mới.

Được biết, loại lựu đạn chiến thuật đa chức năng mới được định danh là (ET-MP) có thể tạo ra một vụ nổ bắn văng mảnh hoặc nổ áp lực không khí lớn, cũng như an toàn hơn cho người sử dụng. Theo thông tin ban đầu về vũ khí mới này, khi sử dụng, binh lính sẽ chỉ cần kéo cần gạt để chọn kiểu vụ nổ mà họ muốn chứ không cần mang nhiều loại lựu đạn cùng lúc.

Binh sĩ Mỹ huấn luyện cách ném lựu đạn.
Binh sĩ Mỹ huấn luyện cách ném lựu đạn.

Ngoài ET-MP, Bộ Quốc phòng Mỹ có tham vọng tạo nên cuộc cách mạng so với loại lựu đạn gây sát thương thông thường - lựu đạn điện từ. Lầu Năm góc đã công bố yêu cầu phát triển "lựu đạn vi ba uy lực mạnh" (HPM), có khả năng phát xung điện từ tiêu diệt thiết bị điện tử và kích hoạt các ngòi nổ.

Về lý thuyết, các bộ phận điện của mìn tự tạo và các loại đạn dược sẽ bị quá tải bởi bức xạ điện từ mạnh phát ra bởi lựu đạn, làm cho ngòi nổ bị kích hoạt. Các nhà thiết kế Mỹ sẽ phải hoàn thành hàng loạt yêu cầu phức tạp. Trước hết, lựu đạn điện từ phải nhỏ gọn: ở kích thước đạn lựu 40 mm dùng cho súng phóng lựu kẹp nòng.

Theo ghi chép từ năm 2011 của kỹ sư Larry Altgilbers, người hiện điều hành dự án vũ khí điện từ mới này, đạn dược điện từ có thể dựa trên hai 2 nguyên lý hoạt động: Nguyên lý nổ - khi mà xung được tạo ra bởi vụ nổ ép cesium iodide đơn tinh thể. Nguyên lý không nổ - nhờ các nguồn bức xạ điện từ "truyền thống".

Liên quan đến dự án lựu đạn HPM, nguyên lý không nổ khó có triển vọng vì để phát ra xung đủ mạnh đòi hỏi thiết bị nặng. Kể cả sử dụng các chất siêu dẫn cũng không giải quyết được vấn đề, bởi lẽ dẫu sao vẫn đòi hỏi nguồn nuôi mạnh, hơn nữa các chất bán dẫn cần phải làm lạnh đến nhiệt độ siêu lạnh.

Bởi vậy, giới quân sự Mỹ chắc chắn sẽ nhận được thiết kế lựu đạn HPM sử dụng nguyên lý ép nổ từ trường. Về lý thuyết, uy lực của lựu đạn này nổ ở gần một quả bom không được bảo vệ đặc biệt là đủ để kích hoạt ngòi nổ điện.

Việc sử dụng loại đạn dược như thế sẽ rất đơn giản: người lính rút chốt và ném lựu đạn HPM vào nơi nghi có bom hoặc vật liệu nổ như khung cửa một tòa nhà, hay một chỗ được che chắn kín đáo, phần việc còn lại do lựu đạn thực hiện.

Clip Thụy Điển thử nghiệm "lựu đạn nhảy":

Theo Thùy Dung

Đất Việt