1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

“Quay cuồng” vì khủng hoảng kinh tế , phụ nữ Venezuela đổ xô vượt biên để sinh con

(Dân trí) - Khủng hoảng kinh tế và siêu lạm phát đã khiến Venezuela “kiệt quệ”. Tình trạng thiếu thức ăn, bác sĩ và chăm sóc y tế đã buộc nhiều người phụ nữ đang “bụng mang dạ chửa” phải vượt biên sang Brazil để sinh con.

Theo Reuters, những người phụ nữ Venezuela sắp sinh con đang vượt những chặng đường dài đổ dồn về Brazil trong bối cảnh Caracas đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng dẫn tới sự thiếu hụt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thuốc men, tã lót. Theo một thống kê, mỗi ngày có trung bình 3 em bé Venezuela được sinh ra khắp dọc biên giới với Brazil. “Con tôi sẽ chết nếu tôi còn ở lại. Không có thức ăn hay thuốc men, không có bác sĩ khám chữa bệnh”, sản phụ Maria Teresa Lopez nói. Cô vừa hạ sinh em bé Fabiola ở một bệnh viện phụ sản tại Boa Vista, thủ phủ bang Roraima ngày 20/8 vừa qua.
Theo Reuters, những người phụ nữ Venezuela sắp sinh con đang vượt những chặng đường dài đổ dồn về Brazil trong bối cảnh Caracas đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng dẫn tới sự thiếu hụt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thuốc men, tã lót. Theo một thống kê, mỗi ngày có trung bình 3 em bé Venezuela được sinh ra khắp dọc biên giới với Brazil. “Con tôi sẽ chết nếu tôi còn ở lại. Không có thức ăn hay thuốc men, không có bác sĩ khám chữa bệnh”, sản phụ Maria Teresa Lopez nói. Cô vừa hạ sinh em bé Fabiola ở một bệnh viện phụ sản tại Boa Vista, thủ phủ bang Roraima ngày 20/8 vừa qua.

Lopez, năm nay mới chỉ 20 tuổi, đã vượt qua 800 km từ quê nhà ở vùng đồng bằng sông Orinoco tới biên giới Brazil 5 tháng trước. Cô là một trong hàng trăm nghìn người Venezuela đang “chạy trốn”sự đói nghèo từ cuộc siêu lạm phát trầm trọng và khủng hoảng kinh tế của Caracas. Dòng người Venezuela khổng lồ đổ về bang Roraima đã khiến cho dịch vụ xã hội tại bang giáp biên giới này phải “gồng mình” phục vụ trong thời gian qua. Ngoài ra, sự gia tăng người tị nạn cũng dẫn tới gia tăng về tội phạm, mại dâm, bệnh dịch và sự ác cảm của người dân địa phương với người ngoại quốc.
Lopez, năm nay mới chỉ 20 tuổi, đã vượt qua 800 km từ quê nhà ở vùng đồng bằng sông Orinoco tới biên giới Brazil 5 tháng trước. Cô là một trong hàng trăm nghìn người Venezuela đang “chạy trốn”sự đói nghèo từ cuộc siêu lạm phát trầm trọng và khủng hoảng kinh tế của Caracas. Dòng người Venezuela khổng lồ đổ về bang Roraima đã khiến cho dịch vụ xã hội tại bang giáp biên giới này phải “gồng mình” phục vụ trong thời gian qua. Ngoài ra, sự gia tăng người tị nạn cũng dẫn tới gia tăng về tội phạm, mại dâm, bệnh dịch và sự ác cảm của người dân địa phương với người ngoại quốc.

Năm 2017, số lượng trẻ sơ sinh Venezuela ở bệnh viện phụ sản Boa Vista là 566. Chỉ trong nửa đầu năm nay, con số này đã đạt 571 trường hợp, tăng mạnh so với con số 288 từ năm 2016. Điều đáng nói là năm 2015, không có một trẻ sơ sinh người Venezuela được sinh ra ở bệnh viện này. Trong ảnh: Sản phụ Jackeline, 24 tuổi và con gái 4 ngày tuổi.
Năm 2017, số lượng trẻ sơ sinh Venezuela ở bệnh viện phụ sản Boa Vista là 566. Chỉ trong nửa đầu năm nay, con số này đã đạt 571 trường hợp, tăng mạnh so với con số 288 từ năm 2016. Điều đáng nói là năm 2015, không có một trẻ sơ sinh người Venezuela được sinh ra ở bệnh viện này. Trong ảnh: Sản phụ Jackeline, 24 tuổi và con gái 4 ngày tuổi.

Một điều phối viên về an toàn sức khỏe của bang Roraima Daniela Souza cho biết toàn bang chỉ có đúng 1 cơ sở hộ sinh và hiện cơ sở này đang phục vụ quá tải. Bệnh nhân nằm la liệt trên hành lang chờ được chữa bệnh trong khi những vật phẩm thiết yếu như xi lanh, găng tay y tế đã cạn kiệt. “Có 800 người vượt biên mỗi ngày tới đây và rất nhiều phụ nữ và trẻ em trong số họ cần được chăm sóc y tế”, cô Souza nói. Trong ảnh: Sản phụ Irene, 23 và em bé Ashlei 6 ngày tuổi.
Một điều phối viên về an toàn sức khỏe của bang Roraima Daniela Souza cho biết toàn bang chỉ có đúng 1 cơ sở hộ sinh và hiện cơ sở này đang phục vụ quá tải. Bệnh nhân nằm la liệt trên hành lang chờ được chữa bệnh trong khi những vật phẩm thiết yếu như xi lanh, găng tay y tế đã cạn kiệt. “Có 800 người vượt biên mỗi ngày tới đây và rất nhiều phụ nữ và trẻ em trong số họ cần được chăm sóc y tế”, cô Souza nói. Trong ảnh: Sản phụ Irene, 23 và em bé Ashlei 6 ngày tuổi.

Số lượng người Venezuela tới thăm khám tại các cơ sở y tế của bang Roraima cũng tăng nhanh chóng từ con số 700 năm 2014 tới 50.000 vào năm 2017 và 45.000 trong quý 1 năm 2018. Hiện thời, chính phủ Brazil và Bộ Thông tin Venezuela chưa phản hồi khi được yêu cầu bình luận về hiện trạng trên. Trong ảnh: Sản phụ Cecilia và con nhỏ tại bệnh viện ở Boa Vista.
Số lượng người Venezuela tới thăm khám tại các cơ sở y tế của bang Roraima cũng tăng nhanh chóng từ con số 700 năm 2014 tới 50.000 vào năm 2017 và 45.000 trong quý 1 năm 2018. Hiện thời, chính phủ Brazil và Bộ Thông tin Venezuela chưa phản hồi khi được yêu cầu bình luận về hiện trạng trên. Trong ảnh: Sản phụ Cecilia và con nhỏ tại bệnh viện ở Boa Vista.

Giới chức bang Roraima đã gửi yêu cầu lên tòa tối cao Brazil để có thể đóng cửa biên giới, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng hơn và gây ra nhiều hệ lụy tại bang này. Trong ảnh: Sản phụ Jasmilfer, 23 tuổi và con ruột.
Giới chức bang Roraima đã gửi yêu cầu lên tòa tối cao Brazil để có thể đóng cửa biên giới, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng hơn và gây ra nhiều hệ lụy tại bang này. Trong ảnh: Sản phụ Jasmilfer, 23 tuổi và con ruột.

Carmen Jimenez, 33 tuổi, sản phụ tới từ Ciudad Bolivar, cho biết cô cảm thấy kinh ngạc khi nhìn thấy quá nhiều bà mẹ Venezuela ở Brazil. “Tôi sẽ không quay trở về chừng nào có thức ăn và thuốc, cũng như đường phố trở nên an toàn trở lại”, Jimenez vừa nói vừa ôm cô con gái 4 ngày tuổi, Amalia.
Carmen Jimenez, 33 tuổi, sản phụ tới từ Ciudad Bolivar, cho biết cô cảm thấy kinh ngạc khi nhìn thấy quá nhiều bà mẹ Venezuela ở Brazil. “Tôi sẽ không quay trở về chừng nào có thức ăn và thuốc, cũng như đường phố trở nên an toàn trở lại”, Jimenez vừa nói vừa ôm cô con gái 4 ngày tuổi, Amalia.

Cô Lopez cho biết cô sẽ chỉ quay trở lại Venezuela để đón con gái đầu lòng, đứa bé đang sống cùng với bà ngoại vì cô bé còn quá nhỏ để vượt gần 1.000 km sang bên kia biên giới với cha mẹ. Cuộc sống ở Brazil của cô đã khá ổn, và chồng cô đã kiếm được việc làm. “Không còn gì cho chúng tôi ở Venezuela. Tôi không thể siêu âm cho tới khi tôi tới Brazil và thậm chí ở đây dịch vụ này còn được miễn phí. Tôi muốn ở lại đây”. Trong ảnh: Cô Lismaris, 21 tuổi và đứa con 3 ngày tuổi.
Cô Lopez cho biết cô sẽ chỉ quay trở lại Venezuela để đón con gái đầu lòng, đứa bé đang sống cùng với bà ngoại vì cô bé còn quá nhỏ để vượt gần 1.000 km sang bên kia biên giới với cha mẹ. Cuộc sống ở Brazil của cô đã khá ổn, và chồng cô đã kiếm được việc làm. “Không còn gì cho chúng tôi ở Venezuela. Tôi không thể siêu âm cho tới khi tôi tới Brazil và thậm chí ở đây dịch vụ này còn được miễn phí. Tôi muốn ở lại đây”. Trong ảnh: Cô Lismaris, 21 tuổi và đứa con 3 ngày tuổi.

Đức Hoàng

Ảnh: Reuters