1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Putin bi quan về tranh cãi lá chắn tên lửa Mỹ

(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng cuộc tranh cãi về vấn đề phòng thủ tên lửa giữa Nga và Mỹ sẽ không được giải quyết bất chấp việc Tổng thống Barack Obama có tái đắc cử vào tháng 11 hay không.

 
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Obama hội đàm bên lề G20 ở Mexico hôm 18/6.
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Obama hội đàm bên lề G20 ở Mexico hôm 18/6.

Nhà lãnh đạo Nga đưa ra nhận định trên khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại khu nghỉ dưỡng Los Cabos, Mexico.

“Mỹ đã theo đuổi việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa riêng trong hơn 1 năm qua và tôi không nhận thấy bất kỳ điều gì có thể thay đổi cách tiếp cận của nước này”, ông Putin phát biểu trước báo giới.

“Tôi nghĩ vấn đề lá chắn tên lửa sẽ không được giải quyết dù ông Obama có tái đắc cử hay không”, ông nhận định.

Tổng thống Nga nói tình hình chỉ thay đổi nếu Mỹ đồng ý xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Nga và Liên minh châu Âu.

“Điều này đồng nghĩa với việc tất cả 3 bên cùng phát triển hệ thống đó và có thể cùng đánh giá các mối đe doạ, kiểm soát hệ thống và đưa ra các quyết định về mục đích của nó”, ông Putin nói.

Nga và NATO đã nhất trí hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh Lisbon hồi tháng 11/2010. NATO cho rằng nên có 2 hệ thống độc lập để trao đổi thông tin, trong khi Nga nghiêng về phương án một hệ thống chung với khả năng tương tác toàn diện.

Nga đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này, khẳng định chúng có thể là một mối đe doạ an ninh.

Trong khi đó, Mỹ và NATO khẳng định lắ chắn nhằm bảo vệ các thành viên NATO khỏi các tên lửa từ Triều Tiên và Iran và không nhằm trực tiếp vào Nga.

Mátxcơva muốn nhận được sự đảm bảo pháp lý từ Washington rằng lá chắn tên lửa châu Âu không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Quân đội và các lãnh đạo chính trị Nga đã nhiều lần cảnh báo các đối tác phương Tây rằng nếu các cuộc đàm phán về lá chắn tên lửa thất bại, Mátxcơva sẽ thực hiện một loạt các biện pháp, trong đó có việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại vùng Kaliningrad giáp giới Ba Lan.

An Bình
Theo Ria


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm