1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính

(Dân trí) - Khi hướng ống kính về Việt Nam hơn 30 năm trước Philip Jones Griffiths đã thể hiện một cách xuất sắc khát khao cháy bỏng ghi lại những hình ảnh chân thực, nỗi thống khổ của người Việt Nam trong chiến tranh.

 
 

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 1

Nhận xét về cuốn sách Vietnam Inc. của phóng viên ảnh Philip Jones Griffiths, nhà ngôn ngữ học, triết gia, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Noam Chomsky từng nói: “Nếu ai ở Washington cũng xem cuốn sách đó, thì chúng ta sẽ không có cuộc chiến ở Iraq hay Afghanistan”.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 2

Cuộc đời cầm máy của Philip Jones Griffiths bắt đầu khi còn rất sớm tại Wales. Đây là bức ảnh ông chụp một cậu bé vào năm 1961, với lời tựa: “Cậu bé này là hình mẫu cho tình yêu bóng bầu dục và âm nhạc của người xứ Wales”.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 3

Trước khi chính thức làm phóng viên ảnh tự do cho tờ Người quan sát ở London vào năm 1961, Griffiths từng làm bán thời gian cho Manchester Guardian. Đây là bức ảnh chụp một nhóm đàn ông tụ tập bên ngoài nhà tù Pentonville ở bắc London. Sáng hôm đó, một người bạn của họ bị treo cổ.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 4

Sau một thời gian làm việc ở châu Phi, ông đã tham gia hãng ảnh Magnum danh giá và chuyển tới làm việc ở Đông Nam Á. Tại đây, từ năm 1966-1971, ông đã ghi lại cuộc chiến tranh Việt Nam.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 5

Bức ảnh Griffiths ghi lại hình ảnh lính Mỹ vật lộn tại vùng “rừng thiêng nước độc” ở Việt Nam.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 6

Griffiths cũng ghi lại được những giây phút lòng trắc ẩn lấn lướt: nhóm lính Mỹ đang giúp một lính Việt Cộng (theo cách gọi của Mỹ) bị thương. Những người lính Việt Cộng này đã dũng cảm chiến đấu chống lại lính Mỹ trong suốt 3 ngày.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 7

Nhiều bức ảnh của Griffiths tập trung vào tác động, hậu quả của chiến tranh đối với dân thường. Phát biểu trên BBC vào năm 2005, ông từng nói: “Tôi đã muốn chứng tỏ rằng người Việt Nam là những người mà người dân Mỹ nên cạnh tranh cùng chứ không phải là tàn phá họ”.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 8

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 9

Sau cuộc chiến ở Việt Nam, Griffiths đã làm việc ở hơn 120 nước, trong đó có Grenada, khi bị Mỹ xâm chiếm vào năm 1983.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 10

Philip Jones Griffiths thường xuyên trở lại Việt Nam khi chiến tranh kết thúc. Năm 2005, ông đã xuất bản cuốn “Viet Nam at Peace”, cuốn sách là công trình nghiên cứu, khám phá suốt 25 năm về hậu quả lâu dài của cuộc chiến tranh Việt Nam.

 

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 11

Chủ tịch hiện thời của hãng ảnh Magnum nhận xét: “Philip đã làm giàu cho cuộc sống của tất cả chúng ta bằng lòng dũng cảm, sự cảm thông, niềm đam mê, sự hóm hỉnh và trí thông minh của ông.”

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 12

Dưới đây là những bức ảnh trong cuốn sách mới nhất của ông, Vietnam at Peace. “Người dân nghỉ cạnh một đài phun nước ở thành phố Hồ Chí Minh”.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 13

“Giống như thế hệ cha mẹ họ, những thủy thủ Mỹ này đang chuẩn bị đến thăm Đà Nẵng”. “Nhưng không giống như 3.500 lính thủy đánh bộ đến đây 39 năm trước, ý định của họ hoàn toàn thiện chí”.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 14

Bà Nguyen Thi Lop, 56 tuổi, vợ của Nguyen Van Lem, người đã bị tên tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan giết hại. Bức ảnh trong tờ báo bà Lop cầm trên tay của phóng viên ảnh Eddie Adams là một trong những bức ảnh chụp được những khoảnh khắc khiến người ta không thể nào quên được trong cuộc chiến Việt Nam

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 15

“Mai Chiem Tiem, 46 tuổi, ở thị trấn Đông Hà, đã bị mất tay và thần kinh thị lực bị ảnh hưởng nặng khi nhặt một quả bom trên cánh đồng lúa của anh vào tháng 1/1987. Khi thấy quả bom, anh đã vứt nó bên rìa ruộng lúa. Nhưng mấy ngày sau, khi cầm lên, nó đột nhiên phát nổ”.

Phóng viên ảnh về chiến tranh Việt Nam: Cuộc đời qua lăng kính - 16

“Vụ thảm sát Mỹ Lai: Một tượng đài được xây dựng lên để tưởng nhớ đến những người dân làng đã bị sát hại”.

Phan Anh

Theo BBC