1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phi hành gia Nga gửi lời chúc Việt Nam từ trạm ISS

(Dân trí) - Phi hành gia Padalka, từ trạm vũ trụ quốc tế ISS, đã gửi lời chúc mừng tới các quan khách trong Lễ kỷ niệm “Ngày hàng không và vũ trụ thế giới” (12/4) và “50 năm ngày phi công vũ trụ Liên Xô Alexei Leonov lần đầu bước ra vũ trụ” tại Hà Nội vào tối qua 11/4.

Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội Elena Robertovna. 

Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội Elena Robertovna. (Ảnh: Hairanh)

Đến dự buổi lễ có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vasilievich Vnukov; đại diện của Ủy ban Vũ trụ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Hội Hữu nghị Việt-Nga; cùng các Bộ, ban, ngành tại Hà Nội và các vị khách quan tâm đến ngành hàng không vũ trụ thế giới nói chung và của Nga nói riêng.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội Elena Robertovna nhắc lại thời điểm lịch sử khi nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin bay vào vũ trụ trên con tàu “Phương Đông” vào ngày 12/4/1961 và hạ cánh an toàn. 

Ngày 12/4 một năm sau đó đã được công bố ở Liên Xô là Ngày Vũ trụ, và sau đó được thế giới công nhận là Ngày hàng không và vũ trụ thế giới.

Các bạn sinh viên chăm chú quan sát trong triển lãm ảnh về phi hành gia 

Các bạn sinh viên chăm chú quan sát trong triển lãm ảnh về phi hành gia Alexey Leonov. (Ảnh: Hairanh)

Trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã tổ chức hai triển lãm ảnh về phi hành gia Alexey Leonov và “Trái đất nhìn từ vũ trụ” của nhà du hành Sergey Krikalev nhằm giới thiệu cho độc giả hiểu biết thêm về lĩnh vực phát triển công nghệ Vũ trụ của Liên bang Nga.

Bà Elena Robertovna cho biết, cách đây đúng nửa thế kỷ, ngày 18/3/1965, một nhà du hành vũ trụ khác của Liên Xô là Alexei Leonov đã lần đầu tiên bước ra không gian vũ trụ, khẳng định khả năng vô hạn của con người. 

Phi hành gia Leonov đã ở ngoài con tàu gần 12 phút, khoác trên mình bộ áo liền quần đặc biệt cho phi công vũ trụ. Ông đã vượt qua hai biến cố cực kỳ nguy hiểm trên hành trình của mình để có thể trở về Trái Đất. Ông Leonov được biết đến là nhà du hành chụp được những bức ảnh đầu tiên của Trái đất từ vũ trụ.

Khách tham dự cũng được nghe những câu chuyện thú vị từ video clip phỏng vấn phi hành gia Leonov, và biết thêm những chi tiết trong hành trình chinh phục vũ trụ của nhân loại.

Trong bài phát biểu của mình, bà Robertovna không quên nhắc đến chuyến bay vũ trụ Việt-Xô của nhà du hành vũ trụ Việt Nam, anh hùng Phạm Tuân, cùng với nhà du hành Xô viết Viktor Vassilyevich Gorbatko vào ngày 23/7/1980.

Các bạn sinh viên chăm chú quan sát trong triển lãm ảnh về phi hành gia 

Đại diện của Ủy ban Vũ trụ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bà Bùi Thị Liên Hương. (Ảnh: Hairanh

Đại diện của Ủy ban Vũ trụ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bà Bùi Thị Liên Hương, phát biểu trong buổi lễ rằng trong nhiều thập kỷ ứng dụng công nghệ vũ trụ, Việt Nam luôn nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của bạn bè quốc tế. 

Nhân dịp này, bà thay mặt Ủy ban Vũ trụ Quốc gia gửi lời cảm ơn tới Liên bang Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Anh, Ukraine, Ấn Độ và các nước khác, đã hợp tác và hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực, trang bị và chuyển giao công nghệ vũ trụ, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.

Ông Đào Trọng Thi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt-Nga cho biết, trải qua 54 năm, loài người đã có những bước tiến lớn trong sự nghiệp khám phá và chinh phục vũ trụ.

Ông khẳng định ngành khoa học vũ trụ và hàng không hiện nay đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, với nhiều cường quốc trong lĩnh vực này. Tuy vậy, ông Thi cho biết vai trò tiên phong trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ vẫn thuộc về Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Ông Đào Trọng Thi cũng nhấn mạnh Việt Nam và Liên bang Nga tuy cách xa nhau về mặt địa lý nhưng có mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt gắn bó.

Các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ kỷ niêm. (Ảnh:
 
Các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ kỷ niêm. (Ảnh:

Các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ kỷ niêm. (Ảnh: Hairanh)
 
Một hoạt động nổi bật trong buổi lễ kỷ niệm hôm qua là trao giải thưởng cho những tác giả người Việt xuất sắc trong cuộc thi viết luận về tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga và sáng tác thơ về chủ đề vũ trụ bằng tiếng Nga.

Chiến thắng trong cuộc thi viết luận về quan hệ Việt-Nga, em Cáp Hà Minh Anh, học sinh lớp 11 Nga, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đã nhận được lời chúc mừng gửi về từ vũ trụ của phi hành gia người Nga Gennady Padalka đang làm nhiệm vụ trên trạm vũ trụ ISS. 

 Bà Elena Robertovna trao phần thưởng cho em Cáp Hà Minh Anh. 
 Bà Elena Robertovna trao phần thưởng cho em Cáp Hà Minh Anh.  (Ảnh: Hairanh)

Trong đoạn clip, phi hành gia Padalka lơ lửng trên con tàu vũ trụ, vừa tung hứng một quả bóng trong tay vừa gửi lời chúc tới em Minh Anh. Vào cuối mùa hè năm nay, anh hùng Nga Gennadi Padalka sẽ trở về trái đất với kỷ lục mới là tổng số thời gian của 5 lần bay thám hiểm vũ trụ lên tới 878 ngày đêm.


Giảng viên Phạm Dương Hồng Ngọc và sinh viên Nguyễn Thị Huyền My của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ về vũ trụ bằng tiếng Nga cho khối ngành giáo viên và sinh viên. Hai cô trò cũng đã nhận được lời chúc mừng của phi hành gia Padalka. Anh hùng Padalka cũng gửi lời chúc đến toàn thể các quan khách có mặt trong buổi lễ tối qua, đồng thời không giấu niềm hân hoan khi Ngày hàng không và vũ trụ quốc tế (12/4) đã đến. 

Thoa Phạm