1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phe nổi dậy Syria bị bỏ rơi?

Viện trợ quân sự do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều phối dành cho phe nổi dậy tại khu vực Tây Bắc Syria đã bị đóng băng.

Theo các nguồn tin từ phe nổi dậy Syria, việc đóng băng trên xảy ra kể từ khi phe này hứng chịu vụ tấn công từ những kẻ Hồi giáo cực đoan hồi tháng trước, làm gia tăng hoài nghi về hoạt động hỗ trợ của nước ngoài đối với cuộc chiến của lực lượng nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Quân đội Syria Tự do (FSA) ở thị trấn al-Bab, phía Bắc Syria. Ảnh: REUTERS
Quân đội Syria Tự do (FSA) ở thị trấn al-Bab, phía Bắc Syria. Ảnh: REUTERS
Một người chạy khỏi khu vực bị đánh bom ở thị trấn Douma, gần thủ đô Damascus, vào ngày 19-2. Ảnh: REUTERS
Một người chạy khỏi khu vực bị đánh bom ở thị trấn Douma, gần thủ đô Damascus, vào ngày 19-2. Ảnh: REUTERS

Phe nổi dậy Syria cho biết chưa có một lời giải thích chính thức nào được đưa ra về động thái trên của CIA sau các cuộc tấn công của các tay súng thánh chiến.

Một số nhân vật của phe nổi dậy giải thích rằng mục đích chính của việc làm trên là ngăn chặn vũ khí và các nguồn tiền rơi vào tay phiến quân Hồi giáo. Tuy nhiên, họ hy vọng việc đóng băng viện trợ chỉ tạm thời.

Về phía Mỹ, 2 viên chức rành rẽ về chương trình viện trợ này cho rằng việc tạm ngưng viện trợ trên là phản ứng trước các cuộc tấn công của các tay súng Hồi giáo, chứ không liên quan gì đến chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump thay thế ông Barack Obama.

Những khoản viện trợ bị ngừng lại gồm lương, hoạt động huấn luyện, đạn dược và trong một số trường hợp là cả tên lửa chống tăng.

Cảnh đổ nát sau khi Douma bị đánh bom. Ảnh: REUTERS
Cảnh đổ nát sau khi Douma bị đánh bom. Ảnh: REUTERS

Việc tạm ngưng viện trợ trên phản ánh những khó khăn mà lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) phải đối mặt trong cuộc nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống al-Assad kéo dài suốt gần 6 năm qua tại Syria.

“Thực tế là đang có những thay đổi trong khu vực và những thay đổi đó chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy” - một vị chức sắc của một trong những nhóm nổi dậy Syria bị ảnh hưởng bởi quyết định của Mỹ cho biết. Theo ông này, nguồn viện trợ quân sự có thể bị đóng băng cho đến khi mọi việc được sắp xếp ổn thỏa, nhưng chẳng có gì là rõ ràng vào thời điểm này.

Nguồn viện trợ do CIA điều phối cung cấp cho các nhóm nổi dậy Syria được đóng góp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ả Rập Saudi - những nước chống chính quyền của Tổng thống Assad. Đây là một số kênh viện trợ nước ngoài cho phe nổi dậy Syria. Những nguồn viện trợ khác vẫn đang hoạt động.

CIA từ chối bình luận về sự kiện họ ngừng viện trợ cho phe nổi dậy Syria. Một quan chức trong chính phủ Qatar cũng từ chối nói về vấn đề này, trong khi giới chức Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cho biết họ không thể thảo luận “các chi tiết hành động”. Ả Rập Saudi không đưa ra bất kỳ thông tin gì về vấn đề ngừng viện trợ quân sự trên.

Một chức sắc của FSA thừa nhận ông không nghĩ rằng quân nổi dậy bị bỏ rơi, trong khi họ là niềm hy vọng để ngăn chặn sự mở rộng tầm ảnh hưởng của phong trào thánh chiến dòng Sunni ở Syria cũng như chống lại vai trò đang ngày càng lớn mạnh của Iran ở nơi này.

Trong khi phe nổi dậy đang ngày càng trở nên suy yếu, chính quyền của Tổng thống Assad dường như không thể bị tấn công ở khu vực phía Tây nước này nhờ sự can thiệp quân sự trực tiếp của 2 đồng minh Nga và Iran.

Theo H.Bình/Reuters

Người Lao động