1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Ông Trump bị nghi gửi "mệnh lệnh mật" cho 4 cựu trợ lý

Thanh Thành

(Dân trí) - Cựu Tổng thống Donald Trump được cho là đã ngăn cản 4 cựu trợ lý ra trình diện trong cuộc điều tra về vụ bạo loạn tại quốc hội Mỹ hồi tháng 1.

Bốn cộng sự của ông Trump_WSJ

4 trợ lý thân cận của cựu Tổng thống Donald Trump bị triệu tập (Ảnh: WSJ).

Thời hạn chót yêu cầu trình diện gửi đến 4 cựu trợ lý thân cận của ông Trump - gồm cựu chánh văn phòng và phó chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows và Dan Scavino, cựu cố vấn hàng đầu Steve Bannon và cựu quan chức Bộ Quốc phòng Kash Patel - là vào ngày 14 và 15/10 tới.

Trong đó, hai ông Bannon và Patel được yêu cầu trình diện tại ủy ban trên vào ngày 14/10, trong khi hai ông Meadows và Scavino vào ngày 15/10.

Báo PoliticoWashington Post ngày 7/10 cho biết đã xem bản sao bức thư ông Trump gửi cho các cựu trợ lý thông qua luật sư, trong đó, cựu Tổng thống được cho là đã báo hiệu về ý định sẽ khởi kiện để ngăn trát đòi hầu tòa nhắm vào 4 công sự thân cận này.

Trong các lá thư gửi cho mỗi người, ông Trump được cho là đã trích dẫn đặc quyền hành pháp của một cựu tổng thống để trấn an các cộng sự rằng, thông tin liên lạc và hồ sơ của ông phải được bảo vệ.

"Tổng thống Trump đã sẵn sàng để bảo vệ những đặc quyền cơ bản này trước tòa", nội dung các bức thư nêu rõ. Theo nguồn tin, tại tòa án, đặc quyền hành pháp thường được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.

Vụ bạo loạn tại quốc hội Mỹ xảy ra vào ngày 6/1/2021, thời điểm Thượng viện Mỹ tiến hành chứng thực chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Vụ việc đã khiến 5 người thiệt mạng và hơn 100 cảnh sát bị thương. Lực lượng chức năng khi đó đã bắt giữ gần 600 người để phục vụ điều tra.

Ngày 30/6, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết thành lập ủy ban điều tra vụ việc. Chủ tịch ủy ban Bennie Thompson Thompson nhận định đây là vụ việc bạo lực nhất nhằm vào cơ quan lập pháp Mỹ kể từ năm 1814.

Tất cả 4 cựu trợ lý của ông Trump được triệu tập đều làm việc tại Nhà Trắng hoặc liên lạc với chính quyền của cựu Tổng thống Trump trong những ngày dẫn đến bạo loạn.

Không rõ Ủy ban điều tra của quốc hội, hoặc Bộ Tư pháp, sẽ hành động thế nào nếu trát triệu tập của họ bị phớt lờ.