1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nữ hoàng Elizabeth tới Mỹ - Cuộc “đổ bộ” của người Anh

(Dân trí) - Nữ hoàng Anh Elizabeth và ông hoàng Philip hôm nay 3/5 đã đặt chân tới Jamestown, Virginia, để tham dự lễ kỷ niệm 400 năm ngày những người Anh đầu tiên đến Mỹ định cư. Đây là chuyến thăm có quy mô lớn nhất trong lịch sử các chuyến viếng thăm chính thức của Nữ hoàng.

Và cũng là chuyến thăm Mỹ chính thức lần thứ 80 của một vị quân vương. Như tuyên bố trên trang web của Nữ hoàng, chuyến thăm lần này có quy mô lớn nhất trong lịch sử các chuyến viếng thăm cấp nhà nước khác.

 

Nhưng điều gì nằm sau những chuyến viếng thăm như vậy? Hoàng gia Anh đã mất bao lâu để lên kế hoạch cho những chuyến đi nước ngoài như thế này? Ai là người chuẩn bị thức ăn cho Nữ hoàng? Và quan trọng nhất, Nữ hoàng quyết định ăn mặc trong các sự kiện quanh chuyến viếng thăm của bà như thế nào?

 

Cha của Nữ hoàng, Vua George VI, năm 1939 là vị vua đang trị vì đầu tiên đến Mỹ. Chuyến viếng thăm là để tìm kiếm sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến của  người Anh đối với Đức. Nhà vua cùng vợ, mẹ của nữ hoàng Elizabeth II, đã tận dụng lòng mến khách của Tổng thống Roosevelt, lán lại Nhà Trắng và khuôn viên riêng của Tổng thống ở Hyde Park, New York.

 

Trong khi có vẻ như Nữ hoàng Elizabehh sẽ không theo chân cha mẹ mình, chọn ở trong Nhà Trắng, sự chuẩn bị quanh chuyến viếng thăm của bà cũng phức tạp không kém.

 

Chuyên gia Hoàng gia và nhà viết tiểu sử  Robert Lacey cho biết “thông thường, những chuyến viếng thăm như thế được lên kế hoạch trước từ nhiều tháng, lên lịch trình chi tiết cho người Nữ hoàng sẽ gặp và đồ Nữ hoàng sẽ mặc khi gặp họ”.

 

Mỗi lần Nữ hoàng đến thăm một bang nào đó đều có các nhân viên của bà đến “do thám” trước. Trong số các nhân viên đó, có một hoặc hơn một thư ký riêng, một thư ký báo chí và một nhân viên bảo vệ. Các nhân viên của bà thường đến thăm nước đó trước, liên lạc với sứ quán Anh, và đảm bảo rằng mọi việc cần thiết đã được chuẩn bị trước chuyến viếng thăm của bà.

 

Thư ký báo chí của Sứ quán Anh tại Washington, D.C, cho biết “Mọi sự chuẩn bị dường như là vô hạn”. “Một vài tháng trước, chúng tôi đã họp nhiều lần, tập trung vào mọi vấn đề từ những điểm chung giữa hai nước, tới vấn đề mũ tiara (mũ vương miện) mà Nữ hoàng sẽ mang đến!”

 

Còn thư ký báo chí của Nữ hoàng, Penny Russell-Smith, tuy từ chối cho biết số lượng mũ vương miện Nữ hoàng sẽ mang theo nhưng cho biết: “Khi chúng đã có ở trong tủ quần áo của Nữ hoàng, tất cả tôi có thể nói, đó là chúng luôn gây ngạc nhiên lớn”.

 

Được biết Nữ hoàng bay đến Mỹ với 35 người và 3 tấn hành lý.

 

Lacey cho biết, “mặc dù tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng tôi có thể tưởng tượng tủ quần áo của Nữ hoàng trong chuyến đi lần này đã được lên kế hoạch trước ít nhất 6 tuần”.

 

Trang phục của Nữ hoàng có thể không có cái vẻ quyến rũ, huyền bí giống như cô con dâu Diana, nhưng nó cũng đủ gây ấn tượng cho mọi người.

 

Nữ hoàng Elizabeth tới Mỹ - Cuộc “đổ bộ” của người Anh - 1

Trang phục của Nữ hoàng luôn làm bà nổi bật giữa đám đông.

Lacey chỉ ra rằng “trang phục của Nữ hoàng phải phù hợp với sự kiện. Bà có thể mặc cái gì tuỳ thích, nhưng cũng phải trong khuôn khổ nhất định”. “Vì vậy trong những chuyến công du, bà luôn mặc đồ có màu sáng, để luôn nổi bật trước đám đông. Có thể, sở thích riêng của bà là vải tuýt Anh cổ điển, màu trầm, nhưng trong trường hợp này, vì nhiệm vụ hoàng gia, bà phải “hi sinh” tất cả”.

 

“Hay nói một cách khác, không bao giờ bà tỉnh dậy và tự hỏi: mình sẽ mặc gì hôm nay. Bởi tất cả đã được lên kế hoạch, tới từng chi tiết nhỏ”.

 

Như vậy, khi còn làm Nữ hoàng, tủ quần áo của bà là tủ quần áo của nước Anh.

 

Trang phục của bà là tác phẩm của rất nhiều nhà thiết kế London, từ Stewart Parvin, Peter Erione đến Karl Ludwig Rehse. Những chiếc mũ đội đầu của Nữ hoàng luôn được giao cho nhà tạo mũ huyền thoại Freddie Fox.

 

Tuy nhiên, người có ảnh hưởng lớn nhất đối với gu ăn mặc của Nữ hoàng lại không phải là người thức thời về thời trang, mà là người giữ trang phục cho Nữ hoàng.

 

Vị trí này trước đây thuộc về vú nuôi người Scotland của Nữ hoàng, Margaret "Bobo" MacDonald. Hiện nay, nó thuộc về người giữ trang phục, Angela Kelly, và thợ may Alison Pordum. Hai người phụ nữ này quyết định Nữ hoàng sẽ mặc gì ở những sự kiện đã được lên lịch trước.

 

“Thực ra, Nữ hoàng rất cẩn thận trong những vấn đề như thế này. Theo truyền thống thì sẽ có một vài bộ quần áo mới chuẩn bị cho Nữ hoàng trong những chuyến công du nước ngoài. Nhưng sự lựa chọn cuối cùng luôn là sự pha trộn giữa đồ cũ và đồ mới”.

 

Lacey cũng nói rõ một sự thật là: “Nữ hoàng trong suốt gần 17 năm qua đều có vẻn vẹn từng đó tiền”. Đây cũng là một bằng chứng để bà phải sống tiết kiệm.

 

Trên thực tế, không giống như tổng thống Mỹ, Nữ hoàng không có phi cơ riêng. Đối với những chuyến đi cấp nhà nước như chuyến đi tới Mỹ lần này, bà phải thuê một chiếc may bay của một hãng hàng không thương mại. Lần này là một chiếc Boeing 777.

 

Còn về đồ ăn thức uống chuẩn bị cho Nữ hoàng cũng rất đặc biệt. Trong đống hành lý của bà luôn luôn phải có những trai nước Malvern của Anh (vì lý do an toàn), để dùng cho những tách trà Anh hoàn hảo. Nữ hoàng luôn thích những bữa sáng với ngũ cốc, không có nhiều chất béo. Điều này cũng đã được thể hiện trong bộ phim nổi tiếng nhận được giải đề cử Oscar mới đây về Nữ hoàng Anh và cái chết của Công nương Diana.

 

Lịch trình tại Mỹ của Nữ hoàng

 

Nữ hoàng và hoàng thân Philip đến Richmond, Virginia vào ngày thứ năm 3/5, và ở đây hai ngày, một tuần trước lễ kỷ niệm chính thức của Jamestown bắt đầu (vào ngày 11-13/5). Nữ hoàng cũng sẽ tham dự trận Kentucky Derby và ăn tối với Tổng thống Bush.

 

Ngoài ra, bà còn thăm Trung tâm Goddard của NASA và Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II quốc gia Mỹ ở Washington trước khi lên đường trở về nhà vào ngày thứ ba tuần sau.

 

Sự kiện lớn nhất trong chuyến viếng thăm Virginia lần này là “Lễ đón chào Nữ hoàng của Virginia” vào ngày 3/5 tại Richmond, có hàng nghìn người tham dự, với những màn trình diễn hoàng tráng của các nhạc sỹ Virginia.

 

Tịa Richmond, Nữ hoàng cũng sẽ thăm một số người sống sót trong vụ thảm sát ở trường Đại học Công nghệ Virginia ngày 16/4 vừa qua.

 

Cuối ngày thứ năm 3/5, Nữ hoàng cùng chồng sẽ đến thăm Colonial Williamsburg, trung tâm của Virginia được phục hồi từ thế kỷ 18. Bà sẽ rong ruổi trên xe ngựa kéo dọc xuống con phố lịch sử Duke of Gloucester Street. Sự kiện này giống như sự kiện cách đây 50 khi họ đến Virginia tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 350 của Jamestown.

 

Vào ngày 4/5, Nữ hoàng sẽ thăm bảo tàng lịch sử sống: Định cư ở Jamestown, cũng như khu đào khảo cổ Jamestown lịch sử. Phó tổng thống Dick Cheney cùng vợ sẽ cùng đi với Nữhoàng. Cheney cũng sẽ dự bữa trưa do Nữ hoàng tổ chức ở Williamsburg.

 

 Phan Anh

Theo ABC