1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

"Nồi hơi" Debalsevo có biến thành chảo lửa?

Đây là bài toán dành cho Mỹ. Chỉ có Mỹ mới đấu điện tử nổi với Nga, chỉ có Mỹ hạn chế được sức mạnh của vũ khí Nga.

Phòng thủ chốt giữ trong một khu vực hẹp, rộng 24 km vuông, nằm lọt thỏm trong vùng lãnh thổ tuyên bố độc lập của Donetsk và Lugansk, án ngữ toàn bộ tuyến giao thông Lugansk-Donetsk với hơn 2 sư đoàn (10.000 quân), rõ ràng quân Kiev không chỉ có nhiệm vụ chốt chặn, án ngữ mà còn là căn cứ vững chắc, sẵn sàng tung ra những cú đấm mạnh vào quân ly khai bất cứ lúc nào.

“Nồi hơi” hay là cứ điểm Debalsevo thực sự như một cái đinh sắt nhọn, đóng vào “đốt xương sống” của 2 nước cộng hòa (tự xưng) này, ngăn chặn DNR và LCR thông thương chiến lược theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Tuy nhiên, đây như một con dao 2 lưỡi mà không làm chủ được nó hay sử dụng không thành thạo lại gây ra vô cùng nguy hiểm cho chính mình.

Quân Kiev muốn được như vậy thì Debalsevo phải có tính chất như một tuyến đầu, nghĩa là vừa có tính tấn công, ngăn chặn, nhưng đồng thời Debalsevo phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ, kịp thời, từ tuyến hai là những căn cứ ngoại vi của Debalsevo.

Vì thế, có 3 vị trí quan trọng nhất mà quân Kiev phải chiếm bằng được để nối liền với Artemovck là Uglegorsk, Svetlodarsk và Mironovsky. Đây là 3 vị trí nối liền giao thông từ tuyến sau của quân Kiev nối với Debalsevo mà được coi như “động mạch chủ” nuôi sống Debalsevo. Không làm chủ được 3 vị trí này, có nghĩa là bị lực lượng dân quân Donetsk và Lugansk cắt đứt tuyến 2 thì quân Kiev tại Debalsevo bị bao vây toàn bộ, coi như nằm trong rọ.
Chiến sự tại “nồi hơi” Debalsevo-Ukraine.
 
Chiến sự tại “nồi hơi” Debalsevo-Ukraine
Chiến sự tại “nồi hơi” Debalsevo-Ukraine

Đối với quân ly khai, nếu không chiếm được Debalsevo thì coi như xương sống của DNR và LCR bị quân Kiev bấm gãy.

Với tính chất tối quan trọng đó, cho nên, Debalsevo trở thành một điểm quyết chiến chiến lược của 2 bên mà ý nghĩa cũng không kém Điện Biên Phủ của Việt Nam, nghĩa là, nếu Debalsevo thất thủ thì Kiev buộc phải đàm phán hòa bình có lợi cho quân ly khai nếu như chưa muốn nói là sụp đổ.

Vấn đề là, mưu kế của 2 bên như thế nào để giành chiến thắng thì chúng ta đã từng nghe qua và chứng kiến. Ở đây, chúng ta căn cứ vào diễn biến để nhận định, liệu Debalsevo có bị thất thủ hay không mà thôi.

Trong mấy ngày qua, hiểu được vị trí quan trọng của Uglegorsk, Svetlodarsk và Mironovsky, quân Kiev tấn công để phá vây, nhưng không thành, lại bị quân ly khai đánh thiệt hại nặng. Quân ly khai với tác chiến điện tử vượt trội họ dùng máy bay không người lái chỉ điểm cho pháo kích rất chính xác đã chặn mọi ngã đường mà xe tăng vào bộ binh của Kiev từ Artemovsk hành quân tới hỗ trợ. Ngay cả Artemovsk cũng bị SU-25 của không quân Lugansk lần đầu xuất kích tấn công.

Có thể nói, ở vào một thế trận như thế này, quân chính phủ Kiev hoàn toàn bị cắt đứt mọi nguồn tiếp viện, từ đường bộ cũng như đường không. Mọi sự cố gắng của quân Kiev để phá vây (trong đánh ra) và tiếp viện đều bị ngăn chặn có hiệu quả.

Nhưng với quân ly khai, 10.000 quân Kiev phòng ngự trong khu vực Debalsevo khi chưa mất hết sức chiến đấu, không phải như một kẻ khổng lồ bị trói tay chân hoàn toàn mà vẫn có thể biến Debalsevo thành “cối xay thịt”, xay quân ly khai, nếu chủ quan tổng công kích.

Trong khi đó, Debalsevo không chỉ có mỗi quân Kiev mà còn dân thường, nên quân ly khai không thể dùng pháo kích, không quân, cấp tập để gây thương vong lớn, phá hủy công sự, phương tiện vũ khí quân Kiev-một chiến thuật bắt buộc trước khi tổng công kích vào bất kỳ một cứ điểm nào trong nghệ thuật quân sự.

Vì thế, chiến thuật của quân ly khai là vây kín, cắt đứt mọi tiếp tế, gây sức ép để buộc quân Kiev đầu hàng. Đây là chiến thuật phù hợp nhất của quan ly khai.

Khi lực lượng phòng thủ tại Debalsevo phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức như lương thực, đạn dược đã cạn dần, đặc biệt là mùa Đông tê buốt cũng là kẻ thù nguy hiểm hơn cả quân ly khai…thì quân ly khai duy trì tình trạng bao vây càng lâu bao nhiêu, quân Kiev càng rơi vào tình thế tuyệt vọng bấy nhiêu.

Đương nhiên, điều này cũng có nghĩa là quân Kiev chỉ còn mỗi một nhiệm vụ sống còn là phá vây để rút chạy, nếu như không muốn bị tiêu diệt và đầu hàng.

Đại diện Lugansk (LPR) trong các cuộc đàm phán của Nhóm Tiếp xúc về khủng hoảng Ukraine, ông Vladislav Deinego cho biết, ông đã nhận được một đề nghị chính thức về "chế độ im lặng" từ phía Ukraine. Cụ thế, tướng Rozmaznin, đồng Chủ tịch Trung tâm điều phối và Kiểm soát chung (JCCC) của phía Ukraine, đã gửi tới ông Deinego đề xuất chính thức về việc thiết lập "chế độ im lặng" ở các thành phố "vùng đệm Debalsevo" (gồm Debalsevo, Uglegorsk, Svetlodarsk và Mironovsky) với mục đích sơ tán dân thường.

Rõ ràng là quân Kiev tại Debalsevo hiện nay đang tồn tại mà chưa bị tổng công kích là nhờ dân thường làm lá chắn sống, thế nhưng, Kiev muốn cho dân rời khỏi Debalsevo thì hoặc là muốn tự sát hoặc là lợi dụng để rút chạy. Chắc chắn quân ly khai chấp nhận “im lặng” và mong muốn dân rút ra khỏi Debalsevo nhưng không bao giờ “im lặng” với quân Kiev theo dân rút chạy. Nhưng như thế thì không phải là điều mà quân Kiev muốn, cho nên, “chế độ im lặng” là không hợp với logic quân sự và trong tình thế hiện nay của đôi bên trên chiến trường Debalsevo.

Khi trên chiến trường, quân ly khai đang chiếm nhiều ưu thế bao gồm vũ khí trang bị, khu vực tác chiến (trên không, trên bộ), tinh thần chiến đấu của binh sỹ…,trong khi đó Kiev đang bị lung lạc tinh thần, quân lính hậu phương đang đe làm phản, bất ổn, thì quân Kiev muốn giành lại ưu thế trên chiến trường thì đầu tiên phải làm chủ bầu trời, chống chế áp điện tử của địch, dùng lực lượng mạnh để tấn công đánh bật quân ly khai ra khỏi Svetlodarsk và Mironovsky.

Nhưng, khi tình hình chiến sự đã lan đến những điểm “quyết chiến chiến lược” mà lực lượng không quân của quân đội Ukraine bị tê liệt thì Tổng thống Poroshenko hô hào tổng động viên chỉ uổng mạng người dân. Hy vọng cuối cùng của Kiev đổi thế trận là trông vào sự viện trợ vũ khí sát thương của Mỹ.

Như vậy, đây là bài toán dành cho lực lượng quân sự Mỹ. Chỉ có Mỹ mới đấu tranh điện tử nổi với Nga, chỉ có Mỹ hạn chế được sức mạnh của vũ khí phòng không Nga…còn quân đội Ukraine hiện tại không phải là đối thủ của quân ly khai miền Đông.

Nếu Mỹ viện trợ ồ ạt vũ khí sát thương cho Kiev như xe tăng, hệ thống phòng không, vũ khí tác chiến điện tử…thì chưa chắc quân Kiev làm chủ ngay được vũ khí, nhưng  điều chắc là lúc đó, Nga không còn gì “nể nang” và hậu quả là quân Kiev càng sớm đến ngày tận số hơn.

Duy nhất, quân Mỹ-NATO kéo vào Ukraine trực tiếp đối đầu với quân ly khai miền Đông và Nga thì may ra có thêm tình thế mới. Nhưng Mỹ-NATO chẳng ngu dại gì thực hiện điều duy nhất này vì Ukraine.

Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt