Những Nữ hoàng của thế kỷ 21
Chính thế kỷ XXI mới chứng kiến sự "bùng nổ" của các nữ hoàng mới, do những người được quyền thừa kế ngai vàng của nhiều hoàng gia lại là nữ giới.
Gần một thế kỷ đã trôi qua khi mà quyền bình đẳng nam nữ đã được cộng đồng quốc tế công nhận, thì dân chúng nhiều vương quốc trên thế giới đã dần quen thuộc với việc người đứng đầu hoàng gia không phải là một vị vua mà là một nữ hoàng. Chẳng hạn như Nữ hoàng Elisabeth II của Vương quốc Anh, Juliana và Beatrix của Vương quốc Hà Lan, Margrethe của Vương quốc Đan Mạch.
1- Công chúa thừa kế ngai vàng, Victoria, của hoàng gia Thụy Điển
Vào ngày 13/5/1979, người dân Thụy Điển vui mừng chào đón sự ra đời của Hoàng tử Carl-Philip, người con thứ hai, sau Công chúa Victoria, của Vua Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silvia. Theo quy định của Hiến pháp năm 1869, được bổ sung vào năm 1975, thì người thừa kế ngai vàng của hoàng gia phải là nam giới, không phân biệt là con thứ hay con trưởng. Theo quy định này thì Hoàng tử Carl-Philip sẽ nối ngôi vua cha.
Thế nhưng đến năm 1980, Chính phủ của Thủ tướng Olof Palme, quyết định làm một cuộc cải cách trong luật tục của hoàng gia bằng việc điều chỉnh lại Hiến pháp qua việc bổ sung một điều luật cho phép bình đẳng giới tính trong thừa kế ngai vàng miễn sao đó là con trưởng. Và như vậy, Công chúa Victoria sẽ trở thành nữ hoàng đầu tiên của Hoàng gia Thụy Điển trong thế kỷ XXI.
2- Công chúa thừa kế ngai vàng, Amalia, của hoàng gia Hà Lan
| |
Cho đến khi Thái tử Wiliem-Alexander ra đời vào năm 1967 thì người dân Hà Lan hy vọng thời thế đã thay đổi, vì từ nay một vị vua sẽ đứng đầu hoàng gia một khi Nữ hoàng Beatrix qua đời hay thoái vị. Thế nhưng, khi Công nương Maxima, vợ của Thái tử Wiliem-Alexander sinh con đầu lòng vào ngày 7/11/2003, là một công chúa, được đặt tên Amalia, thì người dân Hà Lan biết rằng, chậm lắm là vào nửa cuối thế kỷ XXI, lại có một nữ hoàng sẽ đứng đầu hoàng gia.
3- Công chúa thừa kế ngai vàng, Elisabeth, của hoàng gia Bỉ
| ||
4- Công chúa thừa kế ngai vàng, Ingrid Alexandra, của hoàng gia Na Uy
| ||
Từ năm 1990, Na Uy đã bổ sung một điều luật vào Hiến pháp cho phép bình đẳng giới tính trong thừa kế ngai vàng. Cũng theo quy định của điều luật bổ sung này, thì trong trường hợp Thái tử Haakon không có con, thì Công chúa Martha Louise, em gái của thái tử, sẽ là người thừa kế ngai vàng.
5- Công chúa thừa kế ngai vàng, Aichi, của hoàng gia Nhật Bản
| ||
Theo sử sách và cả theo truyền thuyết, Hoàng gia Nhật Bản được xem là một trong những hoàng gia cổ xưa nhất trên thế giới. Cho dù dưới thời Hoàng đế Minh Trị, Hoàng gia Nhật Bản đã cải cách theo hướng hiện đại hóa rất nhiều nhưng vẫn lưu truyền một luật lệ cấm kị, là nữ giới không bao giờ được thừa kế ngai vàng.
Thế nhưng giờ đây nếu không có sự bổ sung, điều chỉnh hay bãi bỏ quy định cấm kị trên thì chắc hẳn vấn đề thừa kế ngai vàng của Hoàng gia Nhật Bản trong thế kỷ XXI sẽ gặp khủng hoảng nghiêm trọng do người thừa kế ngai vàng là Thái tử Naruhito đã 45 tuổi và chỉ có một con gái duy nhất là Công chúa Aichi mới sinh vào tháng 12/2001.
Để kịp thời bổ sung vào Hiến pháp Nhật Bản quy định cho phép bình đẳng giới tính trong việc thừa kế ngai vàng, như hầu hết các hoàng gia phương Tây đã từng làm, Thủ tướng Junichiro Koizumi quyết định thành lập một Ủy ban đặc biệt để nghiên cứu xây dựng một điều luật mới về quyền thừa kế ngai vàng hoàng gia nhằm bổ sung vào Hiến pháp. Chậm nhất là vào cuối tháng 6/2006 điều luật này được công bố. Và nếu được thông qua và được bổ sung vào Hiến pháp, thì Công chúa Aichi sẽ trở thành nữ hoàng đầu tiên của nước Nhật.
Theo Văn Hòa
An ninh thế giới/Point De Vue