1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những khám phá mới về nền văn minh Angkor

(Dân trí) - Hầu hết mọi người khi nghe nói đến Angkor sẽ nhớ ngay tới Angkor Wat - khu đề nổi tiếng thế giới mà người Khmer đã xây dựng khoảng 900 năm về trước. Tuy nhiên, còn có một vùng Angkor rộng lớn hơn nhiều so với những gì người ta từng nghĩ trước đây.

Quần thể đô thị phồn thịnh

 

Theo các nhóm các nhà khoa học Australia, Campuchia và Pháp, khu đô thị xa xưa bao quanh Angkor - từng là thủ đô của vương quốc Khmer hưng thịnh thế kỷ 9-14, rộng hơn ít nhất 3 lần so với diện tích mà chúng ta bấy lâu nay vẫn nghĩ.

 

Sử dụng các vệ tinh NASA, họ đã phát hiện ra ít nhất 74 ngôi đền mới kết hợp với một hệ thống tưới tiêu phức tạp tại Angkor và những cánh đồng lúa bát ngát bao quanh khu vực này.

 

Những khám phá mới về nền văn minh Angkor  - 1

Mô hình thành phố cổ Angkor. Các nhà khoa học tin rằng, Angkor là thủ đô tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích tương đương Los Angeles ngày nay.

 

Các nhà khoa học khẳng định, Angkor là thủ đô tiền công nghiệp lớn nhất thế giới thời đó với dân số 1 triệu người và có diện tích tương đương với thành phố Los Angeles ngày nay, rộng nhất trong số các trung tâm đô thị tiền công nghiệp. Đối thủ gần nhất của nó là Tikal, thành phố của người Maya tại Guatemala, cũng chỉ có diện tích khoảng 100-150 km2.

 

Hệ thống tưới tiêu và nguyên nhân suy vong

 

Những khám phá mới về nền văn minh Angkor  - 2

Hệ thống tưới tiêu chằng chịt khắp thành phố.

 

Các nhà khoa học đã phát hiện một hệ thống tưới tiêu chằng chịt với khoảng 1.000 hồ nhân tạo xung quanh Angkor. Hệ thống này - trước đây từng được cho là chỉ nhằm mục đích trang trí, có thể đã được sử dụng để hỗ trợ nông nghiệp, đặc biệt là những khu vực chuyên trồng lúa.

 

Hệ thống còn bao hàm một công nghệ tinh xảo nhằm quản lý và lấy nước sử dụng cho mùa khô, trong đó có việc làm trệch dòng chảy của một con sông lớn chảy qua trung tâm của thành phố cổ Angkor.

 

Những khám phá mới về nền văn minh Angkor  - 3

Phá rừng bừa bãi, hệ thống tưới tiêu phức tạp và sự đô thị hoá quá nhanh được cho là những nguyên nhân chính khiến Angkor diệt vong.

 

Nhưng cũng theo nhóm chuyên gia, chính hệ thống tưới tiêu phức tạp của Angkor đã khiến thành phố này sụp đổ vào thế kỷ 14.

 

Damian Evans, một thành viên của nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy những dấu hiệu cho thấy những đoạn đê bị vỡ, những cây cầu và đập ngăn nước bị hư hại. Điều này chứng tỏ hệ thống tưới tiêu đã trở nên không thể kiểm soát theo thời gian”.

 

Ngoài ra, những nhân tố khác như tàn phá rừng, xói mòn đất, dân số quá tải cũng có thể là nguyên nhân gây nên sự biến mất đột ngột của khu đô thị.

 

VTH

Theo BBC