1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới

(Dân trí) - Không chỉ có người trưởng thành mới làm nên sự nghiệp lớn mà cả những đứa trẻ với nghị lực và ý chí phi thường cũng có thể làm nên những kỳ tích đáng khâm phục. Các em đã góp phần làm thay đổi thế giới.

 
1. Anna Frank (1929-1945) 
Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới  - 1
Anna sinh năm 1929 ở Frankfurt, (Đức), trong một gia đình Do Thái. Năm 1933, gia đình em phải bí mật di cư sang Amsterdam, Hà Lan để tránh sự tàn sát của Đức quốc xã. Sau đó, Hà Lan cũng bị chiếm đóng. Hàng ngày, Anna ghi nhật ký dưới dạng những bức thư gửi cho cô bạn gái tưởng tượng có tên Kitty kể lại cuộc sống bất hạnh, khổ đau của người Do Thái dưới ách tàn bạo của phát xít Đức.

Ban đầu, Anna chỉ viết nhật ký cho riêng mình. Vào năm 1944, theo lời kêu gọi của Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan qua Đài phát thanh kháng chiến “Oranie”(đặt trên đất Anh) phát động toàn dân Hà Lan ghi lại tội ác dã man của phát xít Đức để làm chứng cứ xét xử tội ác chiến tranh, em đã chuyển thể nhật ký thành tiểu thuyết. Không lâu sau, gia đình Anna bị bắt và em đã chết trong trại tập trung phát xít vì bệnh thương hàn.

Sau chiến tranh, người duy nhất sống sót là cha em đã tìm thấy và trao quyển Nhật ký đó cho một nhà xuất bản. Tiểu thuyết có tên “ Nhật ký Anna Frank” đã gây được tiếng vang lớn vì cách viết chân thực nhưng hấp dẫn và đầy ắp các sự kiện có thật, lên án tội ác chiến tranh qua sự quan sát và nhận xét sắc sảo của một cô bé tuổi "teen".

2.Samanta Smith (1972-1985) 

Samanta Smith, nữ học sinh 10 tuổi bang Maine, Mỹ, đã gây chấn động Thế giới vì đã viết một bức thư đặc biệt cho nhà lãnh đạo cứng rắn nhất
Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới  - 2

Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh Yuri Andropov. Bức thư viết: “ Kính gửi Ngài Andropov. Cháu tên là Samanta, năm nay cháu 10 tuổi. Xin chúc mừng Ngài vừa nhậm chức. Cháu rất sợ chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ. Cháu không biết rằng liệu Ngài có chống chiến tranh không? Nếu Ngài chống chiến tranh thì xin Ngài hãy tìm mọi cách để nó đừng xảy ra”.

Bức thư được đăng trên báo “ Sự thật”( Liên Xô). Trong thư trả lời, Tổng Bí thư Andropov cho hay là ông không muốn chiến tranh và đã mời cô bé cùng với cha, mẹ mình sang thăm Liên Xô. “Đại sứ thiện chí” Samanta đã có chuyến thăm Liên Xô 2 tuần. Cô bé đi thăm Moskva, Leningrad (Saint Perterburg) và trại Hè Quốc tế “Artek” ở Crimea. Vì bị bệnh nên ông Andropov không trực tiếp gặp được Samanta nhưng họ đã nói chuyện với nhau qua điện thoại. Bằng suy nghĩ ngây thơ, trong sáng và hành động thông minh, dũng cảm của mình, cô bé 10 tuổi Mỹ đã góp phần làm dịu tình hình chạy đua vũ trang căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ trong Thế kỷ XX. Samanta đã qua đời trong một tai nạn máy bay khi mới 13 tuổi.

3. Hektor Peterson (1964-1976)

 
Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới  - 3
Kể từ hơn 30 năm nay, năm nào Nam Phi cũng trân trọng tổ chức “Ngày Tuổi trẻ” tưởng nhớ các học sinh bị bắn chết trong cuộc biểu tình đẫm máu Soueto - một khu ổ chuột của người da đen nghèo khổ ở ngoại ô Johannesburg.

Ngày 16/6/1976, học sinh ở đây đã đổ xuống đường kịch liệt phản đối “Dự luật giáo dục loại 2” mà Bộ Giáo dục Nam Phi dành cho các học sinh da đen. Cảnh sát  Nam Phi đã nổ súng, bắn vào thẳng vào đoàn biểu tình tay không của trẻ nhỏ. Một trong những học sinh da đen dẫn đầu đoàn biểu tình bị giết hại là Hektor Peterson, 12 tuổi. Ngay lập tức, hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối khác, dữ dội hơn lan sang tất cả các vùng và khu vực của đất nước. Cảnh sát thẳng tay đàn áp. Mỗi ngày, hàng chục học sinh biểu tình bị bắn chết nhưng các em không lùi bước trước mũi súng và xe tăng. 

Tấm gương kiên cường và sự hy sinh vô cùng dũng cảm của các em nhỏ mà tiêu biểu là Hektor Peterson đã làm xúc động trái tim những người dân Nam Phi tiến bộ. Gần như cả nước đã đổ xuống đường, sát cánh cùng con, em mình đấu tranh đòi tiêu diệt chế độ Apartheid. Trước làn sóng đấu tranh sục sôi vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt ấy, chế độ phân biệt chủng tộc ở đất nước này đã nhanh chóng sụp đổ.

4. Iqbal Maiskh (1982-1995)

Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới  - 4
Khi còn nhỏ,cậu bé Pakistan Iqbal Maiskh đã bị đem bán cho một xưởng dệt thảm với giá 12 đô la Mỹ và buộc phải làm việc 12 tiếng một ngày. Năm 10 tuổi, em bỏ trốn và gia nhập “Mặt trận giải phóng lao động nô lệ Pakistan”. Cùng với các thành viên khác trong tổ chức, em đã giúp đỡ  giải thoát cho hơn 3.000 trẻ vị thành niên khỏi sự đầy đọa của bọn chủ nô và tích cực đấu tranh chống sự bóc lột lao động trẻ em trên toàn Thế giới. Em bị Mafia Pakistan giết hại năm 1995.

5. Nkosi Johnson (1989-2001)

Em bé da đen quê ở Johannesburg, Nam Phi lúc sinh ra đã bị nhiễm vi rút HIV. Năm em 2 tuổi, mẹ chết, em sống được là nhờ mẹ nuôi Geil
Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới  - 5
Johnson, người da trắng. Ngoài việc luôn  phải chịu đựng  nỗi đau của căn bệnh nan y, em đã lớn lên trong sự kỳ thị và xa lánh của mọi người xung quanh. Thế nhưng, cậu bé quả cảm này cùng với bà mẹ nuôi nhân hậu đã kiên cường đấu tranh để cuối cùng được nhận vào học trong trường phổ thông như mọi đứa trẻ bình thường khác và tham gia hoạt động rất tích cực vào việc phòng, chống căn bệnh HIV/AIDS trên toàn cầu.

Trong những năm tháng cuối cuộc đời, dù phải nằm trên giường bệnh, em vẫn phát đi lời kêu gọi Thế giới đấu tranh chống căn bệnh Thế kỷ. Sống ngắn ngủi 12 năm nhưng em đã rất nổi tiếng ở Nam Phi và toàn thế giới vì nghị lực và ý chí đấu tranh phi thường của mình. Em được truy tặng Giải thưởng Nhi đồng Quốc tế.

6. Om Prakash (sinh năm 1992)

 
 
Mới 5 tuổi, cậu bé người Ấn Độ đã bị bắt làm làm lao động nô lệ trong một hãng công nghiệp. Ngày chỉ được ăn 2 bữa và không nhận được
Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới  - 6

 
đồng lương nào. Sau khi được giải thoát, em đã tham gia tổ chức xã hội giáo dục miễn phí và thành lập mạng lưới “Các làng Ấn Độ cấm sử dụng lao động trẻ em”. Em rất tích cực đấu tranh cho tất cả trẻ em Ấn Độ sinh ra đều được cấp giấy khai sinh nhằm loại trừ hiện tượng bắt cóc trẻ em, lao động nô lệ, tảo hôn, bắt lính khi chưa đến tuổi nghĩa vụ quân sự. Ở tuổi 14, em đã vinh dự nhận giải thưởng Thiếu nhi Quốc tế vì sự nghiệp đấu tranh chống lao động nô lệ trẻ em.

7. Tandiv Chama (sinh năm 1991)

 

Những đứa trẻ làm thay đổi thế giới  - 7

 
Năm 2007, ở tuổi 16, cô bé người Zambia Tandiv Chama đã nhận giải thưởng Thiếu nhi Quốc tế vì sự nghiệp giáo dục trẻ em trên quê hương mình. Khi Tandiv mới 8 tuổi, trường học của em đóng cửa vì thiếu giáo viên. Cô bé can đảm đã đứng ra tập hợp hơn 60 bạn bè cùng trang lứa quyết tâm đi bộ tìm trường học cho chính mình. Trước sự hiếu học và cuộc đấu tranh kiên cường ấy, chính phủ Zambia buộc phải thu nhận các em vào học tại trường Jack Cecup School. Hiện nay, Tandiv vẫn đang tiếp tục đấu tranh để cho tất cả trẻ em Zambia có quyền được học hành.

Thành Nam
Theo Point