1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Những dự đoán về tình hình thế giới năm 2015

(Dân trí) - Từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Nga tới cuộc "chiến tranh mạng" được cho là do Triều Tiên phát động, những ngày cuối năm 2014 đã mang tới bầu không khí u ám cho bức tranh toàn cảnh của tình hình thế giới trong năm 2015.

Tranh chấp biển đảo ở châu Á được dự báo sẽ vẫn nóng trong năm 2015.
Tranh chấp biển đảo ở châu Á được dự báo sẽ vẫn "nóng" trong năm 2015.

Hầu như tất cả các cuộc xung đột hiện nay, như cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay tình trạng căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến tình hình tại miền Đông Ukraine hay cuộc chiến chống đại dịch Ebola, được dự đoán sẽ tiếp tục là những chủ đề nóng trong năm 2015.
 
"Thông thường sau một năm biến động, điều bạn mong muốn là sự bình yên. Tuy nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy các vấn đề sẽ được giải quyết và những bên tham gia có ý định hướng tới một giải pháp", ông John Bassett, cựu quan chức cấp cao của chính phủ Anh và nay là cộng tác viên của Đại học Oxford, nhận định với hãng tin Reuters.
T
háng 6/2014, Viện Kinh tế và Hòa bình đã công bố báo cáo cho thấy hòa bình trên thế giới có dấu hiệu giảm năm thứ bảy liên tiếp kể từ năm 2007.  Chỉ tính riêng trong tháng 11/2014, số người chết trong các cuộc giao tranh có vũ trang đã tăng 60%, mức cao nhất từ trước đến nay và chủ yếu diễn ra ở Iraq, Syria, Pakistan và Nigeria. Đặc biệt hơn, điều này xảy ra vào thời điểm phương Tây phải gượng ép đáp ứng các yêu cầu quân sự khi Washington và các đồng minh châu Âu cắt giảm ngân sách quốc phòng.
 
Nguy cơ xung đột

Khi những nhà lập pháp phương Tây cho rằng các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ cô lập Nga và buộc Tổng thống Vladimir Putin phải "xuống nước", những người còn lại lo rằng điều này chỉ khiến cho các chính sách của Nga trong thời gian tới trở nên khó đoán hơn. 
 
Ông Christopher Harmer, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho rằng: "Không cần thiết phải buộc Nga có những hành động đúng đắn hơn".

Lâu nay, NATO luôn tuyên bố tổ chức quân sự này coi các hành động gây hấn với các quốc gia thành viên vùng Baltic là một hành động tuyên chiến quân sự.
 
Căng thẳng Đông-Tây có thể sẽ vẫn tiếp diễn vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Căng thẳng Đông-Tây có thể sẽ vẫn tiếp diễn vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Trong khi đó, vấn đề tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia thuộc khu vực Đông Á cũng nóng hơn bao giờ hết. Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực quốc phòng, cũng như tuyên bố chủ quyền với gần hết các khu vực ở Biển Đông, nơi được đánh giá là có nhiều khí đốt và mỏ dầu. Đây cũng là vùng biển mà Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và đảo Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

Còn tại biển Hoa Đông, tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư hay còn gọi là Senkaku cũng đã khiến quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo căng thẳng kéo dài.

Một số quan chức và nhà phân tích cho rằng những căng thẳng ở phương Tây đồng nghĩa với việc đương đầu ở một phần của thế giới, điều có thể mang lại cơ hội cho các đối thủ tiềm tàng ở nơi khác thử cơ hội. Trong số này, phải nhắc đến một Triều Tiên khá quyết đoán thời gian qua.

Mới đây, Washington đã cáo buộc Bình Nhưỡng thực hiện vụ tấn công mạng nhằm vào hãng phim Sony Pictures sau khi hãng này thực hiện bộ phim về kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Ông Alastair Newton, chuyên gia phân tích chính trị cấp cao tại Tập đoàn Nomura, cho rằng: "Vụ tấn công nhằm vào Sony cho thấy phương Tây đang để lộ điểm yếu trước mối đe dọa tấn công mạng ngày càng cao".  

"Vòng xoáy" Trung Đông
 
Căng thẳng Đông-Tây có thể sẽ vẫn tiếp diễn vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Đối với mối đe dọa khủng bố, tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria là ưu tiên cao nhất của phương Tây trong năm 2015.
 
Tại Trung Đông, các đối thủ của Mỹ đã trở nên kinh nghiệm hơn khi vận dụng phương thức "chiến tranh mơ hồ". Đó là việc sử dụng các chiến thuật bác bỏ hoặc các lực lượng ủy nhiệm với trang phục và phương tiện khó nhận biết như cách phương Tây cáo buộc Nga đang thực hiện ở Ukraine.

Các chiến thuật trên có thể không còn đủ để làm hài lòng Israel song lại có thể gây gián đoạn cho chương trình hạt nhân của Iran. Với thừoi hạn chót để đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện là giữa năm tới, nhiều nhà phân tích cho rằng chính phủ Israel có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công để cản trở thoả thuận này.

Ông Nigel Inkster, cựu phó giám đốc Cơ quan Tình báo Anh (MI6) và hiện đang công tác tại Viện Nghiên cứu Quốc tế về các vấn đề Chiến lược của London, cho rằng: "Nếu Iran chấp nhận thỏa thuận, Israel vẫn có phương thức để gây cản trở. Mọi việc sẽ phụ thuộc vào liệu Thủ tướng Benjamin Netanyahu có giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 3 tới ở Israel hay không và những chính sách cứng rắn của chính phủ liên minh sẽ cho kết quả như thế nào".
 
Đối với mối đe dọa khủng bố, hầu hết các cường quốc trên thế giới đều liên kết với nhau. Tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria là ưu tiên cao nhất của phương Tây, các quốc gia vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và cả Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề là họ có kết nối được những khác biệt về số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hiện vẫn còn chưa rõ ràng.
 
Ngoài ra, những tháng đầu năm 2015 cũng được đánh giá là thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch Ebola.
Một đơn vị của quân đội Mỹ đã được triển khai tới các trung tâm chữa bệnh ở Liberia, qua đó góp phần chặn đứng được sự bùng phát của loại vi-rút chết người này. Tuy nhiên, đại dịch tại Sierra Leone và Guine vẫn có những diễn biến khó lường.
"Thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều thử thách lớn khác nhau trong năm 2015", bà Kathleen Hicks, cựu quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ và nay đang công tác tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận xét.
Ngọc Anh
Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm