1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những đợt thủy triều đỏ đáng sợ trong lịch sử thế giới

(Dân trí) - Thủy triều đỏ là một trong những hiện tượng tự nhiên đáng lo ngại nhất xảy ra ở dọc các vùng biển gần bờ và thậm chí có thể gây ra một thảm họa.

Thủy triều đỏ thực chất là hiện tượng tảo nở hoa vào cuối hạ, đầu thu và có thể gây nguy hại đến môi trường sinh thái biển cũng như môi trường sống của con người xung quanh và kinh tế địa phương.

Trong lịch sử và đến hiện tại, trên thế giới từng xảy ra nhiều thảm họa thủy triều đỏ. Dưới đây có thể coi là những vụ thủy triều đỏ đáng chú ý nhất trong lịch sử thế giới.

Thủy triều đỏ tại British Columbia của Canada năm 1793


(Ảnh minh họa: Science)

(Ảnh minh họa: Science)

Có lẽ hiện tượng thủy triều đỏ đầu tiên trên thế giới được ghi nhận ở British Columbia vào tháng 6/1973. Khi đó, một vị thuyền trưởng có tên Captain George đã cho con tàu đi qua khu vực gần bờ. Các thuyền viên trên tàu đã bắt được những con trai tại đây và chế biến chúng cho bữa sáng. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi ăn, môi và các đầu ngón tay của họ bị tê liệt sau đó lan dần đến cánh tay và chân. Các thuyền viên bắt đầu cảm thấy chóng mặt, nôn mửa. Một trong số họ đã tử vong sau đó vì “bệnh lạ”.

Mãi 2 thế kỷ sau đó người ta mới tìm ra lời giải cho vụ ngộ độc này đó là các con trai mà những thuyền viên sử dụng đã nhiễm độc tố do thủy triều đỏ.

Thảm họa thủy triều ở New England năm 1972

Hiện tượng thủy triều đỏ này là do trùng tảo độc Gonyaulax gây ra. Loại sinh vật này được chú ý bởi với hàm lượng độc tố cao, gồm độc tố saxitoxin và gonyautoxins. Những chất này tích tụ trong các loại động vật có vỏ. Nếu con người ăn phải những động vật có vỏ bị nhiễm độc, họ có thể bị ngộ độc và tử vong, giống như sự kiện 1793 Columbia ở Anh. Loại tảo này được tìm thấy ở khu vực từ phía nam Maine cho đến Massachusetts.

Thảm họa thủy triều đỏ Hong Kong năm 1998


(Ảnh minh họa: Science)

(Ảnh minh họa: Science)

Tại Hong Kong, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện vào năm 1998 và có thể coi là "thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất" trong ký ức những người Hong Kong khi đó. Thủy triều đó bắt đầu xuất hiện từ khoảng giữa tháng 3/1988 và khiến Hong Kong thiệt hại 1.500 tấn cá, tương đương một nửa lượng cá đánh bắt của Hong Kong năm trước đó. Chính quyền Hong Kong ước tính người nuôi trồng thủy hải sản ở đây thiệt hại khoảng hơn 9 triệu USD, tuy nhiên, ngư dân cho rằng con số thiệt hại phải gấp 3 lần khoản đó.

Người đứng đầu ngành y tế tại Hong Kong khi đó, bà Margaret Chan đã khuyến cáo người dân không nên ăn cá biển ở các vùng bị ảnh hưởng, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của giới chuyên gia quốc tế.

Thủy triều đỏ ở Florida (Mỹ)


Thủy triều đỏ ở Floria. (Ảnh: Alamy)

Thủy triều đỏ ở Floria. (Ảnh: Alamy)

Thảm họa thủy triều đỏ ở Florida (Mỹ) đã giết chết ít nhất 60 con lợn biển. Trước đó năm 1996, một đợt thủy triều đỏ đã làm chết 149 con lợn biển, kéo dài trong 6 tuần từ tháng 3/1996 đến tháng 4 năm đó. Tại vùng Florida có khoảng 3.000 con lợn biển sinh sống. Năm 2002, có khoảng 305 con chết, còn trong vòng 3 tháng đầu năm 2003 này đã có tới 102 con chết. Thủy triều đỏ trải dài suốt từ Venice đến đảo Marco này đã giết chết khoảng 2% loài động vật quý hiếm này ở khu vực Florida.

Thảm họa thủy triều New England năm 2005

Đợt thủy triều đỏ từ tảo độc năm 2005 đã khiến ngành công nghiệp kinh doanh hải sản có vỏ của New England bị phá sản, đến mức quỹ hỗ trợ khắc phục thảm họa liên bang phải tiêu tốn mất 5 triệu USD cho thảm họa này. Đây được cho là đợt thủy triều độc tồi tệ nhất trong lịch sử, một lần nữa trải dài từ nam Maine đến Nantucket. Đợt thủy triều đỏ này mở rộng tới 48 km ở một số khu vực và chất độc đã lan ra cả những khu vực chưa bị nhiễm độc bao giờ do tác động của gió và dòng nước. Mức độ nhiễm độc trong đợt thủy triều này được ghi nhận ở mức kỷ lục khi chỉ cần 1 con sò nhiễm độc cũng có thể gây chết người.

Minh Phương - Thành Đạt

Tổng hợp