1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những chiến tích của đặc nhiệm tuyệt mật Anh SAS

Xin giới thiệu thông tin về Lực lượng đặc nhiệm Anh SAS. Nguồn số liệu được lấy từ “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) tháng 8/2015 và một số nguồn khác.

4.Cách huấn luyện

Mỗi khóa huấn luyện tác chiến các phân đội của trung đoàn 22 được chia thành một số giai đoạn huấn luyện , phần lớn các giai đoạn đó đều có thời gian là 14 tuần.

Nội dung chương trình huấn luyện gồm các môn chung cho tất cả các binh sỹ của trung đoàn và các môn cho các chuyên ngành đặc thù (4 chuyên ngành) như chiến thuật tác chiến cho người nhái, giải cứu con tin bị bọn khủng bố bắt, chiến thuật đột kích trên núi và v.v .

Chương trình huấn luyện cơ bản bắt buộc cho tất cả các binh sỹ SAS gồm: khóa huấn luyện các kỹ năng cần thiết để đột kích vào sâu trong hậu phương đối phương với từng nhóm 4 người – bí mật cơ động trên vùng đất do đối phương kiểm soát, chuẩn bị hỏa lực, huấn luyện y tế, tổ chức liên lạc, nghệ thuật ngụy trang, kỹ năng sống sót và một số nội dung khác.

Công tác huấn luyện được tiến hành trong những điều kiện sát với điều kiện tác chiến nhất. Huấn luyện sử dụng vũ khí được tiến hành với những vũ khí trong biên chế của SAS và những vũ khí do nước ngoài  sản xuất (đặc biệt là của Nga, Trung Quốc).

Một nội dung được đặc biệt chú ý khi huấn luyện SAS là kỹ năng tránh lực lượng phản gián, các nhóm tuần tiễu và lực lượng truy bắt của đối phương, kỹ năng giữ im lặng khi bị hỏi cung nếu không thể thoát.

Để có thể hoạt động trong hậu phương của đối phương, lính đặc nhiệm Anh cũng được luyện tập rất kỹ kỹ năng tồn tại  với lượng thức ăn ít và kém chất lượng, chịu đói, thiếu ngủ, mặc trang phục rách, chịu khát, chịu lạnh, chịu nóng.

Các thành viên SAS được rèn các kỹ thuật tác chiến và sử dụng vũ khí đến mức độ hoàn hảo. Trong quá trình huấn luyện họ phải luyện tập thành thục kỹ năng  bí mật di chuyển vào ban ngày, lợi dụng các tính chất ngụy trang của địa hình, lên kế hoạch duy tri sự sống trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt với một mục tiêu duy nhất là hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Đợt huấn luyện trên kết thúc bằng các cuộc tập trận để kiểm tra khả năng của các binh sỹ SAS tiến hành các cuộc đột kích trong hậu phương đối phương và khu vực tiền duyên của đối phương.

Nhung chien tich cua dac nhiem tuyet mat Anh SAS

Máy bay lên thẳng Chinook chở binh sỹ SAS tiếp đất tại Afganistan . (Ảnh: www.army.mod.uk)

Giai đoạn huấn luyện chung tiến hành các cuộc tập kích trong rừng mưa nhiệt đới tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra tố chất tinh thần  của binh sỹ SAS. Giai đoạn này chỉ kéo dài 6 tuần và thường được tiến hành trên đảo Kalimantan của Malaixia.

Mục đích : (ngoài kiểm tra yếu tố tinh thần như đã nói ở trên) là rèn những kỹ năng sống sót trong rừng mưa nhiệt đới, kỹ năng di chuyển và định hướng, vượt qua các chướng ngại vật tự nhiên, tìm nơi trú ấn, tìm kiếm thức ăn và nước uống, chịu nóng, bị côn trùng đốt và v,v.

Nhưng mục tiêu quan trọng hơn cả là phải luyện đến mức “tự động hóa” các phương pháp tiến hành  chiến dịch bí mật tại các khu vực có khí hậu bán nhiệt đới và nhiệt đới. Giáo trình huấn luyện được tiến hành theo từng nhóm 4 người. Nguyên tắc huấn luyện chủ yếu : hành động bí mật tối đa (khi cơ động, hành quân, phục kích, bố trí điểm quan sát), bất ngờ tấn công mục tiêu và chắc chắn tiêu diệt gọn sinh lực đối phương.

Giai đoạn huấn luyện chung đổ bộ đường không bằng dù kéo dài 4 tuần tại căn cứ của Trường huấn luyện nhảy dù tốt nhất của không quân Anh gần Brize Norton. Nội dung huấn luyện là nhảy dù từ các phương tiện vận tải đường không khác nhau. Căn cứ này cũng là nơi tập tuyện của các nhóm chuyên đổ bộ đường không.

Mỗi một binh sỹ SAS, ngoài các chương trình huấn luyện chung còn được huấn luyện chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó theo một khóa riêng theo tinh thần “biết nhiều việc, chuyên sâu một việc”.

5. Những chiến tích của SAS

Như đã nói ở trên, do tính chất bí mật của các nhiệm vụ mà nó phải thực hiện nên rất khó lần được hết  “chặng đường chiến đấu” của trung đoàn 22. Những thông tin thu thập được sau đây có từ các nguồn : đôi khi chính phủ Anh thông báo rất vắn tắt về việc SAS tham gia vào một chiến dịch nào đó;

thông tin rò rỉ từ các nguồn khác nhau được báo chí đăng tài ; những phân tích dựa trên các bằng chứng gián tiếp cho thấy là có sự hiện diện của (các) nhóm SAS ( hoặc Trung đoàn 22) ở một khu vực này hay khu vực khác  hoặc SAS có tham gia vào cuộc xung đột quân sự này hay xung đột quân sự khác.

Thông tin đầu tiên về các nhóm biệt kích SAS  là các hoạt động tác chiến của họ trong những năm 1941-1942 ở Bắc Phi và trên các đảo ở Địa Trung Hải chống  quân Đức.

Sau đó, trong các năm 1943 -1944 là các chiến dịch trên lãnh thổ Pháp và Bỉ. (nhân đây xin nói thêm là  lực lượng đặc nhiệm phần lớn các nước phương Tây, kể cả Pháp , Mỹ, Ý và nhiều nước khác đều được xây dựng theo mô hình SAS).

Từ năm 1948 đến năm 1960, lính đặc nhiệm Anh của đại đội B tác chiến tại Malaysia chống lại các phong trào du kích. Năm 1952, trung đoàn 22 với cơ cấu tổ chức biên chế như hiện nay được thành lập. Một trong chiến dịch chung nổi tiếng nhất của SAS cùng với đặc nhiệm Pháp là chiến dịch đổ bộ tại kênh đào Xuye năm 1956.

Từ tháng 7/1964 đến tháng 7/1966, các binh sỹ SAS chiến đấu tại Borneo giúp Malaysia trong cuộc chiến tranh chống Indonexia và đã có tới 59 lính đặc nhiệm Anh thiệt mạng trong chiến dịch này.

Trong các năm 1963-1964 và các năm 70 , đặc nhiệm Anh tham gia vào các chiến dịch chống quân nổi dậy Oman (một quốc gia ở Trung Đông). Trung đoàn 22 cũng đã có những chiến tích đặc biệt tại Bắc Ireland năm 1976.

Họ đã tiến hành các chiến dịch cứng rắn và có hiệu quả chống lại các thủ lĩnh của Quân đội cộng hòa Ireland. Lính của trung đoàn này cũng nổi tiếng qua các chiến dịch chớp nhoáng tiêu diệt quân khủng bố chiếm Đại sứ quán Iran ở London tháng 5/1980. Lính SAS cũng đã tham chiến ở Iraq năm 1991.

Trong chiến dịch Iraq lần thứ hai (2003) các binh sỹ SAS đã không dùng súng trường tấn công SA-80 cỡ 5,56 mm quen dùng mà sử dụng AK-47 của Nga. Năm 2005, cũng tại Iraq, các binh sỹ trung đoàn 22 đã tiến hành thành công chiến dịch “Marlboro”.

Binh sỹ SAS cũng tác chiến rất hiệu quả tại Afganistan trong các năm 2001-2014. Trung đoàn đặc nhiệm 22 đã tham gia chiến dịch chống Taliban gần Kandaga. Trong một trong các trận đánh ở khu vực Tora-Bora các binh sỹ đặc nhiệm đã diệt gần 20 chiến binh Taliban trong khi không bị một tổn thất nào .

Trong chiến dịch này các phân đội đặc nhiệm SAS đã được đổ bộ vào hậu phương của Taliban bằng cách nhảy dù ( dây là điều không bình thường ở địa hình núi non hiểm trở). Các chiến binh SAS đã tiến hành ở Afganistan 3 chiến dịch : “Trent” năm 2001, “Condor” năm 2002 và “Moshtarak” năm 2010.

6.Chiến dịch ở Lybia

Các nhóm đặc nhiệm Anh cùng với đặc nhiệm Mỹ, Pháp, Tiểu vương quốc A rập thống nhất , Jordany và Quatar cũng tham gia vào cuộc chiến Lybia. Các nhiệm vụ chủ yếu của họ tại đây là : chỉ mục tiêu cho Không quân NATO (các mục tiêu quân sự và trận địa của Quân đội chính phủ Lybia), tổ chức phong trào nổi dậy và săn tìm các quan chức cao cấp của Chính quyền M.Gaddafi và chính bản thân ông ta.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Anh thì quân số của Đặc nhiệm từ xứ sở sương mù tham chiến tại Lybia  lên tới hàng trăm người, trong đó có cả các binh sỹ của trung đoàn 22. Các nhóm đột kích của trung đoàn danh giá này phối hợp hành động với các nhân viên của Tình báo quân sự Anh Mi-6.

Họ thực hiện nhiệm vụ trinh sát, lên ý đồ tiến hành chiến dịch, xác định hướng tấn công và điều phối hoạt động của các nhóm quân chống chính phủ khi đánh chiếm các thành phố lớn như Tripoli .

Điều trớ trêu là thế giới biết tới được sự hiện diện của các nhóm đặc nhiệm Trung đoàn 22 tại Lybia qua chính các học trò của họ - các nhóm Hồi giáo chống chính phủ.

Các chiến binh của lực lượng này đã bắt sống 6 ông thầy SAS của mình ngày 6/3/2011 tại Bengazi và cho công bố ầm ỹ trên toàn thế giới .

Việc truy tìm và phát hiện M.Gaddafi cũng được cho là công của Lính đặc nhiệm trung đoàn 22. Thông tin chính thống  về “công lao”  này dĩ nhiên là không có, chỉ có thể phỏng đoán. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào thì Bộ trưởng Quốc phòng Anh Lime Fox có lần đã buột miệng là NATO đã giúp quân nổi dậy tìm bắt M. Gaddafi và các con trai ông ta.

Còn một thông tin nữa được công bố trên  “The Daily Telgraph” (nguyên văn) : “Sau khi công bố món tiền thưởng trị giá 1 triệu bảng Anh (đây là món tiền mà  Hội đồng quốc gia lâm thời Lybia treo giải ), các binh sỹ trung đoàn 22 của cơ quan không quân đặc biệt Anh nhận được lệnh của Thủ tướng D.Cameron chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng nổi dậy (Lybia) truy bắt M.Gaddafi”.

Về phần mình, Thủ tướng D.Cameron đã chính thức bác bỏ sự hiện diện của các quân nhân Anh trên đất Lybia. Nhân đây cũng xin nói thêm là Tổng thống Pháp lúc ấy cũng đã từng bác bỏ việc Lính đặc nhiệm của mình có mặt trên lãnh thổ quốc gia này .

Ai nói thật và ai nói dối. Chỉ người “trong cuộc” mới biết !

Theo Lê Hùng - Nguyễn Hoàng (tổng hợp)

Đất Việt

Những chiến tích của đặc nhiệm tuyệt mật Anh SAS - 2