1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nhật Bản, Philippines tăng cường hợp tác an ninh hàng hải

(Dân trí) - Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang ở thăm Tokyo ngày hôm qua và hai bên đã ký thoả thuận tăng cường hợp tác quân sự và an ninh đường biển, trước quan ngại về sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông.

 
 
Nhật Bản, Philippines tăng cường hợp tác an ninh hàng hải - 1

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) tại Tokyo.

Đây là động thái mới nhất của hai nước trong trước quan ngại về những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền tại Biển Đông.

Trong cuộc gặp, Thủ tướng Noda và Tổng thống Aquino khẳng định quyền lợi "tối quan trọng" của hai nước ở vùng biển này.

Thông cáo chung bằng tiếng Anh sau hội nghị nói: “Hai nhà lãnh đạo xác nhận Biển Đông là tối quan trọng, vì nó kết nối thế giới và châu Á - Thái Bình Dương, và rằng hòa bình cùng ổn định là lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế”.

Thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không nhắc đến Trung Quốc, nhưng chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Philippines được xem là nhằm vận động Tokyo trong vấn đề Biển Đông.

Trong một bài phỏng vấn đăng hôm qua 26/9, một giới chức cao cấp của văn phòng Thủ tướng Noda cho biết, hai nhà lãnh đạo Philipines và Nhật có thể xem xét khả năng tiến hành thường xuyên hơn các cuộc thao dượt chung giữa lực lượng tuần dương của hai nước, cũng như tham vấn thường xuyên hơn giữa các quan chức hải quân hai nước.

Nhằm tăng cường quan hệ chính trị và an ninh, lãnh đạo hai nước tán thành việc nâng cấp cuộc đối thoại chính sách cấp thứ trưởng lên thành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, trong đó nội dung thảo luận sẽ mở rộng sang các vấn đề mang tính toàn cầu như vấn đề hàng hải và các biện pháp chống khủng bố.

Ngoài lĩnh vực an ninh, Thủ tướng Noda và Tổng thống Aquino cũng kêu gọi tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Aquino sang Tokyo với phái đoàn khoảng 100 doanh nhân hàng đầu của Philippines, và hy vọng thu hút ít nhất khoảng 1 tỷ USD đầu tư của Nhật Bản.

Ông cho biết phát triển năng lượng, đóng tàu, khai thác mỏ và bất động sản là một số lĩnh vực dự kiến ​​sẽ thuộc vốn đầu tư mới của Nhật Bản.

Nhật Bản là đã được đối tác thương mại hàng đầu của Philippines, với mậu dịch song phương đạt 14,5 tỷ USD vào năm ngoái.

 Lo ngại chung của Tokyo và Manila

Theo các nhà quan sát, hơn cả Mỹ, cho tới nay, Nhật Bản ngại đứng về phía các nước Đông Nam Á đối lại Trung Quốc.Tokyo nay có thể theo Washington gây áp lực đòi tranh chấp chủ quyền Biển Đông phải được giải quyết trong khuôn khổ đa phương, trong khi Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng với riêng từng nước có liên quan.

Trước chuyến thăm, người phát ngôn của Tổng thống Aquino dẫn lời ông nói căng thẳng về lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines tăng cao cũng gây Nhật Bản quan ngại. "Cũng giống như Mỹ, Nhật Bản cũng là một bên liên quan trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình và ổn định tại Biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông)”, người phát ngôn nói.

Quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Trung Quốc rạn nứt vào cuối năm ngoái, trong vụ một tàu cá Trung Quốc đâm tàu phòng vệ của Nhật Bản ở đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước.

Chỉ mới hôm Chủ nhật ngày 25/9 vừa qua, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã bị phát hiện tại vùng biển đang tranh chấp này và lực lượng tuần dương Nhật Bản đã phải phát tín hiện cảnh cáo để đuổi chiếc tàu đó đi.

Về phần Philippines, có thể nói là nước này đã rất tích cực liên kết với các cường quốc khác để tạo thế liên hoàn, đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Sau khi thăm Trung Quốc vào đầu tháng 9, tổng thống Aquino đã bay sang Mỹ, hiện vẫn là đồng minh quân sự rất chặt chẽ của Philippines.

Lãnh đạo Philippines có lẽ nhận thức được rằng, nền kinh tế của Nhật Bản cũng như của Mỹ đều rất cần được bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Khoảng 90% nguồn cung cấp dầu cho Nhật Bản được chở từ Trung Đông qua ngả Biển Đông.

Chính là theo chiều hướng bảo đảm an toàn hàng hải mà đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe ngày 20/9 vừa qua đã kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông nhanh chóng thông qua một bộ quy tắc ứng xử có tính chất bó buộc thi hành.



Nguyễn Viết
Tổng hợp