1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nước Mỹ trước ngã rẽ chiến lược (1):

Người Mỹ đang bỏ lỡ một cuộc cách mạng?

Nhà sử học kinh tế Augus Maddison nói cách đây 200 năm, các Hoàng đế Trung Hoa từng cai trị gần 1/3 dân số thế giới và kiểm soát 1/3 tổng GDP toàn cầu. Nhưng cuối cùng họ thất bại trước sự xâm nhập của người Châu Âu. Sau 200 năm, nước Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ ấy từ châu Á nếu họ "chủ quan".

Khắp vùng Thái Bình Dương, sự nổi lên của Trung Quốc không chỉ làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Đông Á mà thay đổi cả thương mại, tài chính, sản xuất toàn cầu. Thực tế này có thể gây ra nhiều tranh luận, song điều đáng quan tâm ở đây chính là những phàn nàn của mọi người trước tỉ giá đồng NDT, nạn cướp bản quyền trí tuệ và cả ý định đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ. Tất nhiên một số than phiền cũng khá hợp lý. Song nếu chỉ quan tâm tới những lời phàn nàn ấy thì sẽ dễ khiến người ta nhầm lẫn giữa "đồi trọc và dãy Himalayas".

 

Trung Quốc đang mở cửa với thế giới, hấp dẫn những nước láng giềng nhiều khả năng tài chính và công nghệ bằng chi phí sản xuất thấp và nguồn nhân lực dồi dào. Nếu hợp lại, nó sẽ nhanh chóng tạo ra một "Liên hiệp Châu Á" không chính thức, một nền kinh tế hội nhập tại châu Á với tổng GDP bằng mức của Mỹ, dân số gấp 6 lần Mỹ, có những thế mạnh về tài chính, công nghệ và lợi thế về chi phí của một cộng đồng kinh tế đang phát triển.

 

Lẽ dĩ nhiên, để tham gia cuộc cạnh tranh ấy, không thể áp dụng những đạo luật bảo hộ, trừng phạt thuế quan hay cấm đầu tư Trung Quốc. Thay vì vậy, Mỹ cần một giải pháp chiến lược, vừa cân nhắc tình trạng tăng trưởng dựa vào vay nợ, lại vừa khắc phục những điểm yếu trong cạnh tranh đồng thời thay đổi cách tiếp cận các thể chế tài chính và thương mại toàn cầu.

 

Không một quốc gia nào có thể lãnh đạo thế giới một cách tuyệt đối. Bản thân Trung Quốc đã có bài học sâu sắc. Theo nhà sử học kinh tế Angus Maddison, những vị hoàng đế đời nhà Thanh đã cai trị gần 1/3 dân số thế giới và kiểm soát 1/3 tổng GDP thế giới. Họ có một lịch sử của những cuộc cải cách, mở rộng phát minh tiền giấy, chế tạo chất nổ, in sách.... Họ coi vị thế bá chủ ấy là đương nhiên và vĩnh cửu. Nhưng khi những nhà ngoại giao và thương gia châu Âu bắt đầu đặt chân lên mảnh đất Trung Hoa vào những năm 1790, các vị hoàng đế Trung Hoa cho rằng những người này "không có gì đáng quan tâm". Đó là sai lầm to lớn. Vận dụng các kỹ thuật tiên tiến và chiến lược quân sự vô địch, người châu Âu đã thống trị châu Á trong vài thập kỷ. Những hoàng đế Trung Hoa đã thất thế và các nước chư hầu của họ cũng tan rã. Quá trình suy tàn và nổi dậy kéo dài gần 2 thế kỷ.

 

Nước Mỹ có thể không phải đối mặt với tương lai ảm đạm như vậy. Nhưng điều họ đối mặt lúc này là một thách thức to lớn. Đã gần 1 thế kỷ nay, Mỹ là nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Song nhiều nước khác với diện tích và khả năng tương tự có thể đuổi kịp nếu họ cố gắng và khi ấy Mỹ sẽ chỉ biết gặm nhấm thời hoàng kim đã qua. Quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp 3 kể từ năm 1980 và tiếp tục tăng ở mức 9%/năm. Với tốc độ này, tới năm 2020, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ. 

 

Bằng lợi thế sẵn có về chi phí sản xuất thấp, Trung Quốc đang tiếp tục thu hút những dòng FDI khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới.

 

Không chỉ đạt tốc độ nhanh về tăng trưởng, Trung Quốc cũng đang leo nhanh trên nấc thang công nghệ, đầu tư mạnh vào xây dựng cảng biển, hệ thống đường duyên hải, mạng lưới viễn thông, các trung tâm nghiên cứu và trường đại học. Mỗi năm, Trung Quốc thu hút 50 tỉ USD từ vốn FDI, riêng năm 2004 đã đạt mức kỷ lục 60 tỉ USD. Nước này vẫn tiếp tục chuyển đổi và thu được nhiều kết quả bất ngờ.

 

Lúc đầu Trung Quốc chuyển từ việc xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ cần nhiều sức lao động sang công nghiệp nặng và công nghệ; giờ đây họ đang đảm nhiệm một vai trò mới là nhà cung cấp tài chính và đầu tư ồ ạt ra bên ngoài. Có được kết quả này là nhờ Trung Quốc đã giải quyết đúng đắn những vấn đề lớn. Các nước láng giềng của Trung Quốc đang đóng góp tích cực đồng thời thu lợi từ thành công ấy và Mỹ có nhiều nguy cơ không theo kịp.

 

Phần 2: Ba xu thế tích cực của châu Á
Phần 3: Đừng tự mãn!

 

Theo Tân Huyền
Vietnamnet/Wall Street Journal