1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Người giàu Trung Quốc tìm đường xuất ngoại

Số lượng người Trung Quốc tìm kiếm cơ hội nhập quốc tịch nước ngoài tăng trông thấy trong thời gian qua.

Người giàu xuất ngoại tìm thêm chỗ ở

Xu hướng này đang ngày một lớn mạnh khi mà số lượng hồ sơ người Trung Quốc xin nhập cư tại các quốc gia như Mỹ, Canada và Anh trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Họ cũng quan tâm đến những chương trình cam kết giải quyết nhập quốc tịch thông qua hoạt động đầu tư. Tại Mỹ, 75% hồ sơ nhập cư - đầu tư trong năm tài khóa 2011 là của người Trung Quốc.

Người nước ngoài đổ xô gửi hồ sơ đến chương trình nhập cư cho nhà đầu tư mang tên EB5 của Mỹ. Chương trình một phần được thúc đẩy bởi các nhà hoạt động chính trị tại Washington và sẽ được quốc hội chính thức chấp nhận vào tháng 9 tới. Tuy nhiên những hồ sơ nộp trước thời điểm này cũng sẽ được cân nhắc. Vào năm 2009, chương trình được đưa ra xem xét và đã có một lượng lớn hồ sơ được gửi đến.

Theo quy định của EB5 thì những ứng viên và gia đình của họ sẽ nhận được quyền định cư vĩnh viễn tại Mỹ nếu họ đầu tư ít nhất 1 triệu USD vào thị trường này, tạo ra 10 việc làm trong vòng 2 năm. Đối với các khu vực ít dân cư hay vùng nông thôn, yêu cầu về khoản đầu tư chỉ là 500.000 USD.

Doanh nhân là những người đặc biệt mong muốn xuất ngoại để bảo vệ tài sản cũng như đảm bảo cuộc sống cho gia đình của họ.

Người giàu Trung Quốc tìm đường xuất ngoại

Dân Trung Quốc xếp hàng ngoài ĐSQ Mỹ tại Bắc Kinh nộp hồ sơ xin visa

Mặc dù không có thông tin chính thức về danh tính cũng như con số chính thức những người Trung Quốc tham gia chương trình này nhưng theo nguồn tin từ những người công tác tại lĩnh vực này thì số lượng hồ sơ tăng lên nhanh chóng.

Canada là một điểm đến tương đối hấp dẫn nhưng chương trình nhập cư cho nhà đầu tư của nước này không còn chấp nhận thêm hồ sơ mới cho đến tháng 7 này. Chương trình yêu cầu người nước ngoài phải đưa ra một khoản vay trị giá 811.280 USD có lãi suất với thời hạn 5 cho chính quyền các tỉnh thành Canada nếu muốn định cư tại đây. Dự kiến họ sẽ phải mất 3 năm để giải quyết hết núi hồ sơ cho người Trung Quốc.

Điều này có thể khiến cho những người giàu có Trung Quốc chuyển hướng tiếp cận sang Mỹ và các nước khác. Một quan chức nhà nước cho hay, gần đây văn phòng nhập cư của Mỹ đã tiếp nhận rất nhiều hồ sơ tại tỉnh Quảng Châu Trung Quốc.

Sẵn sàng đầu tư triệu đô để nhập quốc tịch

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi visa EB5 có hiệu lực vĩnh viễn trong vòng hai năm, các trung tâm luật sư đã tìm kiếm những cái tên khác cho khác hàng. Họ cũng nhận được những ý kiến thăm dò của nhà đầu tư Trung Quốc về những điểm đến ít được biết đến hơn như St. Kitts, Nevis, và Bulgaria.

Luật sư Harvey cho biết, trong hai tuần qua, ông đã gửi 16 hồ sơ của người Trung Quốc tới St. Kitts (đảo St. Kitts thuộc Liên bang Saint Kitts và Nevis, thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh). Trước đó, cả tháng may ra mới có 1, 2 hồ sơ họ được yêu cầu gửi đến nước này.

Để nhập quốc tịch tại đất nước St. Kitts thông qua hoạt động đầu tư, người nước ngoài có thể hoặc đóng góp 250.000 USD vào quỹ đã dạng hóa ngành công nghiệp đường (Sugar Industry Diversification Foundation) một quỹ phát triển quan trọng của chính phủ, hoặc mua bất động sản trị giá ít nhất 450.000 USD.

Họ sẽ mất từ 6 tháng đế 1 năm để có được hộ chiếu nhưng thủ tục cũng khá gọn nhẹ. Điều quan trọng thu hút người Trung Quốc là họ sẽ được nhập quốc tịch ngay. Hiện số lượng người để mắt tới quốc gia này đang có dấu hiệu gia tăng.

Còn chương trình đầu tư tại Bulgaria yêu cầu các đối tượng có nguyện vọng nhập cư đầu tư 676,000 USD vào trái phiếu chính phủ trong vòng 5 năm. Tương tự như St. Kitts, họ không yêu cầu phải định cư và hồ sơ có thể được duyệt sau 6 tháng.

Những người làm việc trong lĩnh vực này cho biết, năm nay, có lẽ dòng người giàu Trung Quốc tìm đến Mỹ sẽ tăng vọt. Theo một văn phòng nhập cư của Mỹ, Mỹ đã giải quyết 2,969 hồ sơ của người Trung Quốc trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 9 so với con số 787 hai năm trước đó.
 

Theo HUNGNINH

Vietnamnet/THEO WSJ