1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nga: Việt Nam nhận tàu ngầm không tổn hại lợi ích của Trung Quốc

(Dân trí) - Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời một chuyên gia nước này cho rằng hợp đồng quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó có việc mua 6 tàu ngầm diesel-điện, không làm tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc.

 

Nga: Việt Nam nhận tàu ngầm không tổn hại lợi ích của Trung Quốc


Việt Nam đã đặt mua của Nga sáu tàu ngầm trong đề án 636, có tổng trị giá 2 tỷ USD, trong đó 2 tàu ngầm sẽ được bàn giao trong năm nay. Hợp đồng cũng bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển để triển khai các tàu và đào tạo thủy thủ đoàn. Đề án 636 là phương án hiện đại hóa toàn diện của tàu ngầm Liên Xô 877EKM Kilo, có tính năng tàng hình cao, cài đặt thiết bị điện tử hiện đại và tiềm năng tải tên lửa hành trình.

 

Một số bình luận viên quân sự Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trước triển vọng Việt Nam sở hữu các tàu ngầm mới. Trong số này có Thiếu tướng Doãn Trác, người phát biểu rằng tàu ngầm Việt Nam có thể đe dọa tuyến đường biển quan trọng đi qua eo biển Malacca và Biển Đông. Trung Quốc nhập dầu thô và nhiều nguyên liệu khác từ châu Phi và Trung Đông thông qua những tuyến đường này.

 

Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các tàu ngầm nước ngoài ở Biển Đông, kể từ khi một căn cứ tàu ngầm mới của Trung Quốc được xây dựng gần thành phố Tam Á, đảo Hải Nam. Đây sẽ là nơi đóng quân của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang tên lửa Julang-2 /Sóng Lớn. Giới chức Trung Quốc cho rằng, hoạt động của các lực lượng hải quân nước ngoài trong khu vực là tiềm năng đe dọa lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của nước này.

 

Tuy nhiên, chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, ông Vasily Kashin nhận định, hợp đồng quân sự giữa Nga và Việt Nam không làm tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc.

 

Theo đài tiếng nói nước Nga, rõ ràng Trung Quốc không thể thờ ơ với biểu hiện tăng cường không ngừng sức mạnh của Hải quân Việt Nam, ở vào thời điểm khi căng thẳng tranh chấp lãnh hải giữa hai nước vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam không giống những động thái đối đầu dành cho Nhật Bản và Philippines, các đồng minh của Mỹ mà Trung Quốc cũng có tranh chấp về vấn đề chủ quyền lãnh hải.

 

“Nếu Trung Quốc có thể dùng chính sách áp lực trong quan hệ với Nhật Bản và Philippines, thì đối với Hà Nội, nhiệm vụ của Bắc Kinh là thu hút hợp tác”, Đài tiếng nói nước Nga đánh giá. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2011 vượt quá 25 tỷ đô la và được dự đoán sẽ không ngừng tăng lên.

 

“Trong trường hợp ngừng sự phối hợp kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam, Hà Nội có thể quan tâm hợp tác mật thiết hơn với Washington. Điều này không đem lại bất cứ lợi ích cho cả Nga và Trung Quốc.”, Đài tiếng nói nước Nga nhận định.

Vũ Quý

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm