1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga - Ukraine đụng độ: Biển Azov sục sôi vì tàu chiến đâm va, nã đạn

Đụng độ giữa Nga và Ukraine ở Azov, vùng biển chỉ có 1 cửa ngõ duy nhất là Eo Kerch do 2 bên chia nhau kiểm soát, được cho là sớm muộn cũng xảy ra.

Ở Ukraine , người biểu tình giận dữ quây kín Đại sứ quán Nga ở thủ đô Kiev và phóng hỏa thiêu rụi một chiếc xe của Đại sứ quán. Còn tại Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an cũng đang khẩn trương tổ chức một cuộc họp bất thường. Tất cả diễn ra sau vụ đụng độ giữa tàu Nga và tàu Ukraine ngoài khơi Bán đảo Crimea, đánh dấu một nấc thang mới trong căng thẳng giữa 2 bên.


Xe của Đại sứ quán Nga ở Kiev bị đốt cháy. (Ảnh: Reuters)

Xe của Đại sứ quán Nga ở Kiev bị đốt cháy. (Ảnh: Reuters)

Căng thẳng giữa Moscow và Kiev leo thang sau vụ việc ngày 25/11, khi Ukraine tàu Nga nã đạn, đâm húc rồi bắt giữ 2 pháo hạm và 1 tàu kéo của nước này ở khu vực giữa Biển Đen và biển Azov ngoài khơi Bán đảo Crimea, vùng đất từng thuộc về Ukraine nhưng đã sáp nhập Nga sau cuộc trưng cầu ý dân năm 2014. Đây có thể coi là lần đầu tiên quân đội 2 nước đối đầu trực diện trong vài năm trở lại đây.

Đổ lỗi cho nhau

Mọi chuyện bắt đầu khi phía Nga cáo buộc tàu Ukraine xâm phạm trái phép lãnh hải của nước này.

Ngày 25/11 vừa qua, 2 pháo hạm Berdyansk và Nikopol của Ukraine cùng tàu kéo Yany Kapu tìm cách đi từ cảng Odessa ở Biển Đen đến Mariupol ở Biển Azov, vốn được chia sẻ giữa 2 nước. Kiev nói rằng họ đã thông báo trước với Moscow về kế hoạch di chuyển này.

Thế nhưng, Ukraine cho biết, Nga đã tìm cách cản trở những tàu này và đâm va với tàu kéo của họ. Các tàu Ukraine vẫn tiếp tục hải trình qua Eo biển Kerch, lối duy nhất vào Biển Azov nhưng đã bị phong tỏa ngay dưới chân cầu Kerch vì bị tàu Nga chặn ngang. Kerch là cây cầu do Nga xây dựng hồi đầu năm nay để nối phần lục địa của nước này với Bán đảo Criemea, bất chấp sự phản đối của phía Ukraine.

Nga cáo buộc các tàu của Ukraine xâm phạm lãnh hải và giao thông bị đình chỉ vì lý do an ninh. Còn hải quân Ukraine sau đó cho biết, tàu của họ đã bị đâm khi tìm cách rời khỏi khu vực này và 6 thủy thủ đã bị thương. Cơ quan an ninh của Nga sau đó cũng khẳng định tàu tuần tra của họ buộc phải bắt giữ tàu Ukraine nhưng cho biết chỉ có 3 thủy thủ bị thương.

Biển Azov sục sôi

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine ngoài khơi Bán đảo Crimea vốn đã gia tăng những tháng qua. Theo một thỏa thuận năm 2003 giữa chính phủ Moscow và Kiev, 2 bên chia sẻ lãnh hải ở eo Kerch và Biển Azov nhưng gần đây Nga bắt đầu kiểm tra tất cả các tàu đến và đi từ các cảng của Ukraine.


 Eo biển Kerch là lối duy nhất vào Biển Azov. (Ảnh: BBC)

Eo biển Kerch là lối duy nhất vào Biển Azov. (Ảnh: BBC)

Vùng biển nông này ở phía Đông Crimea và phía Nam vùng lãnh thổ của Ukraine hiện bị lực lượng đòi độc lập kiểm soát một phần. Đây là cửa ngõ ra vào Berdyansk và Mariupol, 2 cảng biển chủ chốt của ngành xuất khẩu ngũ cốc và thép của Ukraine, đồng thời là nơi nhập khẩu than đá cho nước này. Tổng thống Poroshenko miêu tả những cảng biển này là chìa khóa của kinh tế Ukraine.

“Nếu họ chặn 1 tàu chở sắt và thép của Ukraine từ Mariupol dù chỉ một ngày thôi thì thiệt hại có thể là hàng nghìn USD” – ông Poroshenko chia sẻ với Washington Post hồi tháng 9, dựa trên thực tế là xuất khẩu sắt, thép từ Mariupol đóng góp tới 1/4 doanh thu từ xuất khẩu của nước này.

Hồi đầu tháng 11, Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo sẽ có những biện pháp cụ thể để hóa giải việc Nga kiểm soát các tàu đi và đến những cảng biển của Ukraine dù thỏa thuận giữa Moscow và Kiev có nêu rõ việc đảm bảo tự do hàng hải.

Moscow cũng có lý lẽ của họ. Việc kiểm soát trên chỉ bắt đầu sau khi Ukraine bắt giữ 1 tàu cá từ Crimea hồi tháng 3. Từ đó, Nga cho rằng việc kiểm soát các tàu Ukraine là cần thiết và vì lý do an ninh bởi những phần tử cực đoan Ukraine là mối đe dọa tiềm tàng với cầu Kerch.

Nhiều tháng qua, Ukraine đã cảnh báo rằng Nga có thể từ chối cho các tàu tiếp cận cảng biển của họ ở Biển Azov như là một cách để phong tỏa, cấm vận nhằm làm suy yếu kinh tế Ukraine.

Toàn bộ khu vực Biển Azov vốn đã nằm dưới một "tấm thảm" chiến tranh điện tử với các hoạt động liên tục gây nhiễu GPS (hệ thống định vị toàn cầu), vốn rất quan trọng với các phương tiện giao thông hàng hải.

Khi 2 nước chạy đua vũ trang ở 2 đầu của Biển Azov, một cuộc đụng độ như ngày 25/11 được cho là không sớm thì muộn cũng phải xảy ra.

Viễn cảnh chiến tranh

Sau khi triệu tập 1 cuộc họp nội các khẩn cấp thảo luận về viễn cảnh chiến tranh, Tổng thống Poroshenko đã ra lệnh cho toàn bộ quân đội nước này sẵn sàng cho tình huống xung đột toàn diện.

Những gì xảy ra sau đụng độ ngày 25/11 là tâm lý chống Nga lại lan truyền khắp hang cùng ngỏ hẻm ở Kiev.

Còn Moscow, với khả năng của mình, có thể tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm vào khả năng Ukraine tiếp cận và gửi thông tin ra bên ngoài. Nga cũng có thể phát động một cuộc chiến tranh điện tử trên Biển Azov bằng cách hạn chế khả năng liên lạc và điều hướng của các tàu Ukraine đi lại trên vùng biển này.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO ) chắc chắn sẽ không thể khoanh tay trước tình hình đó và sẽ cử các máy bay do thám tới khu vực này.

Nga có thể đã mở lại cầu Kerch nhưng bế tắc và đối đầu ở eo biển này còn kéo dài và có thể leo thang, tùy vào ý định của các bên.

Theo Diệu Hương

VOV